Không
có gì buồn hơn khi phải khơi lại ký ức buồn. Đó là tâm trạng chung của
tất cả chúng ta. Tuy nhiên, lịch sử là sự thật, cần phải tôn trọng nó.
Và chúng ta phải chấp nhận cho trái tim rỉ máu khi viết về nó. Tôi muốn
những nỗi đau này được khơi lại sự thật nhằm mục đích không còn những
nỗi đau tương tự trong tương lai, là nén hương lòng cho những oan hồn
trong CCRĐ. Chấp nhận điều này chính là muốn “Đau một lần rồi thôi”.
Chúng ta hãy biến nỗi đau này thành sức mạnh để đứng lên lật đổ kẻ thủ
ác, như vậy nỗi đau này chỉ có một lần...!
Tiếp theo bài trước (phần 5). Tôi xin trình bày ở bài này những cay đắng mà dân tộc ta đã bị đảng cộng sản bưng bít bấy nhiêu lâu. Sở dĩ tôi gửi Danlambao
2 bài này liền nhau vì tôi muốn bạn đọc có thể theo dõi tường tận tội
ác của đảng cộng sản và ông Hồ Chí Minh gây ra cho dân tộc. Rất mong
những đóng góp này đến tay những người dân còn tin vào những tuyên
truyền bóp méo lịch sử, như là một đóng góp vào con đường dẫn đến xã hội
dân chủ thực sự.
A. Sưu cao thuế nặng và ruộng đất vào tay ai?
Như trong phần 5
tôi đã nói sơ qua. Thực tế đảng cộng sản với cái tên trá hình ban đầu
(Đảng Lao động) và cái tên thực sự là đảng cộng sản sau này chỉ là một
thủ đoạn đánh lừa nhân dân ta. Khẩu hiệu họ trưng ra "Người cày có ruộng"
khác hẳn với thực tế. Đơn giản nó chỉ là khẩu hiệu mà thôi. Vì sao nói
vậy? Để có thể đánh giá chính xác lời tuyên bố đó chúng ta cần nhìn nhận
dưới một số khía cạnh sau đây.
1. Vấn đề lý thuyết và chuẩn bị:
Về mặt chủ trương, Hồ Chí Minh
đến Moscow (đầu năm 1951) nhận lệnh của Stalin và Mao Trạch Đông về làm
CCRĐ. Trong hai năm chuẩn bị (1952-1953), Đảng cộng sản thực tế chỉ copy
y nguyên hình thức đã làm tại Trung cộng, rồi luật hóa các chính sách
đó để cưỡng bức người dân phải theo pháp luật mà họ đã áp đặt. Điều này
chúng ta thấy rất rõ ràng việc họ ra liên tiếp hơn 10 sắc lệnh trong
khoảng một thời gian ngắn khoảng 2 năm. Chúng ta nên nhìn nhận một vấn
đề to lớn như CCRĐ cần phải có thí điểm, rút kinh nghiệm, bổ sung, điều
chỉnh chứ sao lại có thể ra những quyết định ồ ạt mà không cần biết đến
hậu quả của nó? Đơn giản vì đảng cộng sản Việt Nam can tâm làm chư hầu
cho Trung cộng, họ coi việc CCRĐ như một cuộc dạo chơi chính sách, thử
nghiệm cướp đất của nhân dân. Vậy thì làm gì có chuyện dân cày có đất.
Đó chỉ là khẩu hiệu suông.
Trong thời gian hai năm chuẩn bị,
đảng cộng sản không hề để thời gian điều tra nghiên cứu xem thực tế
tình hình ruộng đất, nhà cửa, phân bố dân cư và trình độ lao động. Họ
chỉ chực chờ ra quyết định để áp đặt những điều vô nghĩa.
Điều đó cho thấy những người lãnh đạo đảng cộng sản không hề nghĩ đến việc làm sao cho “người cày có ruộng” thật
sự, “có ruộng” lâu dài để nền kinh tế được phát triển, để thật sự cải
thiện đời sống người dân. Đơn giản, họ chỉ nghĩ rằng bây giờ đã nắm được
chính quyền rồi, đã có “chuyên chính vô sản”, và đảng cộng sản muốn làm
sao cũng được, người dân phải cúi đầu chịu. Chính vì vậy phải làm một
“cuộc cách mạng long trời lở đất”, để “tiêu diệt giai cấp địa chủ”, để
cho mọi tầng lớp dân chúng phải khiếp đảm, tạo điều kiện thuận lợi nhằm
thực hiện nhiệm vụ chính của chuyên chính vô sản như Lenin đã dạy cho họ
là "xây dựng chủ nghĩa xã hội, bước đầu của chủ nghĩa cộng sản".
Chính vì thế, cái đích của Đảng cộng sản không phải là để “người cày có
ruộng” mà chính là để thực hiện nhiệm vụ của chuyên chính vô sản.
Điều này càng cho thấy đảng cộng
sản là những kẻ cướp thực sự, họ muốn cướp của nhân dân ngay từ trong
suy nghĩ của mình. Họ chỉ nghĩ cho bản thân chủ nghĩa cộng sản, không hề
có một chút tình thương giành cho dân tộc. Đó là một tội ác.
2. Vấn đề thực tế trong và sau CCRĐ:
Vấn đề thuế nông nghiệp:
Thuế nông nghiệp tính trung bình
17 kg lúa trên một đầu người trong gia đình (số liệu có tại cuốn Lịch sử
kinh tế Việt Nam – xuất bản tại Hà Nội 2004). Thuế đóng bằng lúa phơi
khô, quạt sạch rồi gánh đến nạp kho cơ quan thu thuế. Một điều làm cho
nông dân khổ sở nữa là cách cân của các cán bộ cộng sản luôn luôn vượt
quá mức quy định. Thuế này tính theo phương thức lũy tiến hằng
năm, nên năm sau cao hơn năm trước. Thuế nông nghiệp có thể đóng bằng
tiền, và giá lúa quy định cao hơn giá thị trường (nội dung có
ghi trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam-xuất bản tại Hà Nội 2004). Nhiều
nông dân không chịu nổi thuế nông nghiệp, đem trả lại đất được phân
phối nhưng không ai dám nhận. Nông dân phải tiếp tục giữ đất để canh
tác. Thiếu hỗ trợ về vốn, lúa giống, dụng cụ canh tác, trâu bò..., mức
sản xuất xuống thấp hơn so với trước kia.
Như vậy có thể thấy chính sách
thuế của cộng sản đặt ra với nông dân không khác gì sưu cao thuế nặng
thời Pháp thuộc. Vậy có thể thấy Đảng cộng sản thực chất chỉ là một dạng
thực dân bóc lột kiểu mới mà thôi.
Vấn đề sở hữu ruộng đất:
Như đã đề cập ở phần 5, thực tế
đất đai sau khi cải cách lại rơi vào tay nhà nước cộng sản. Chính quyền
cộng sản tổ chức những hợp tác xã nông nghiệp, và ép nông dân phải gia
nhập hợp tác xã nông nghiệp. Quá khiếp sợ trước cảnh tra tấn trong CCRĐ,
không một nông dân nào dám phản đối. Thế là tất cả nông dân phía bắc vĩ
tuyến 17 đều phải gia nhập hợp tác xã nông nghiệp. Khi vào hợp tác xã,
ruộng đất riêng tư của nông dân đều phải nộp cho hợp tác xã, và trở
thành ruộng đất tập thể của hợp tác xã. Chẳng những số đất đã được chia,
mà cả đất đai do cha ông để lại, cũng đều bị lọt vào tay hợp tác xã,
tức vào tay nhà cầm quyền cộng sản. Toàn thể nông dân nay trở thành vô
sản, và nhà cầm quyền cộng sản trở thành chủ nhân ông độc quyền của tất
cả ruộng đồng nông thôn. Thật là một tiến trình cướp đất rất hoàn hảo,
mà không một nông dân nào dám lên tiếng tố cáo.
Và như đã nói tài liệu của đảng cộng sản trích trong cuốn: (Những điều cần nhìn lại sau CCRĐ- NXB Văn hóa- của ĐCSVN):
Cải cách Ruộng đất đã tịch thu của bọn địa chủ và cường hào 760,000 mẫu
ruộng đất canh tác, 112,000 con trâu bò và gia súc, 26,000 tấn thực
phẩm, lương thực….
Như vậy trong thực tế nông dân đã
bị đảng cộng sản lừa bịp một cách khéo léo. Đảng cộng sản đã khích động
họ bằng “người cày có ruộng “ rồi sau khi CCRĐ đã lại “sửa sai” bằng
cách thu lại ruộng đất của chính những người nông dân này thông qua cái
gọi là Hợp tác xã nông nghiệp.
Trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam – xuất bản tại Hà Nội 2004 có đoạn: Năm
1959 có 55% hộ nông nghiệp vào hợp tác xã. Đến năm 1960 đã có 2.404.800
(85,83% hộ nông dân) làm việc trong 40.200 hợp tác xã cấp xóm, cấp
thôn.
Bước sang năm 1961, các hợp tác xã trên nhanh chóng sáp nhập lại để thành hợp tác xã quy mô cấp xã. Cuối
năm 1960 đầu 1961, ở các thành phố, thị xã, thị trấn đã có 263.600 hộ
thủ công (81%) vào hợp tác xã thủ công, 102.000 hộ tiểu thương (45,1%)
vào hợp tác xã mua bán. (Trích trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam – xuất bản tại Hà Nội 2004)
Thu nhập bình quân đầu người ở
các hộ xã viên hợp tác xã nông nghiệp có sự bất bình thường về cơ cấu.
Trong tổng thu nhập của họ thì khoản thu nhập trong hợp tác xã nhỏ hơn
thu nhập ngoài hợp tác xã, trong khi 95% ruộng đất và toàn bộ công cụ
sản xuất (trâu, bò, cày, bừa…) đều nhập vào tập thể. Phần 5% ruộng đất
chia về các hộ chỉ nhằm tạo thêm thu nhập phụ, mà thường là những thửa
ruộng đầu thừa đuôi thẹo. Trong cuốn Những điều cần nhìn lại sau CCRĐ- NXB Văn hóa- của ĐCSVN có đoạn: Năm
1961: Tổng thu nhập bình quân đầu người là 11,50 đồng/tháng, trong đó
thu nhập trong hợp tác xã là 4,5 đồng, còn thu nhập ngoài hợp tác xã là
7,0 đồng.
Kết luận:
Sau khi cải cách ruộng đất nhân dân ta ngoài việc bị giết oan vô tội vạ
còn chịu thêm cảnh sưu cao thuế nặng từ chính quyền luôn tự xưng là
cách mạng. Và sau đó họ còn bị nhà nước cộng sản đó cướp đất một cách
“hợp pháp”. Đời sống nhân dân bị o ép thực sự khó khăn và khổ sở trong
ách thống trị của đảng cộng sản.
B. Những con số biết nói:
Thống kê chính thức của nhà nước được đăng trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam tập hai cho biết là đã có 172.008 người
bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông, là những người bị xếp vào
loại kẻ thù của nhân dân, bị “đào tận gốc, trốc tận rễ” nghĩa là không
bị bắn tại chỗ thì cũng bị lãnh án tù rồi chết trong nhà giam.
Con số này có thể không chính xác
do vấn đề thống kê có sai số là tất yếu, nhưng số nạn nhân quyết không
thể thấp hơn thế được vì nó được ghi trong Văn kiện đảng toàn tập do nhà xuất bản chính trị quốc gia ấn hành,
và vì nó không nói gì đến những người bị kết án là Quốc Dân đảng thường
thì bị bắn ngay tại chỗ. Trong số này, có cả những đảng viên Cộng sản
trung kiên, mà trước khi chết vẫn còn hô to khẩu hiệu, đảng Cộng sản
muôn năm. Hơn thế nữa sai số không thể quá lớn trong một thống kê của
nhà nước. Như vậy số người bị giết là khoảng gần 200 nghìn.
Năm 1956 cũng là năm mà ông Hồ
Chí Minh và đảng Lao động công khai lên tiếng nhận sai sót trong quá
trình thực hiện cuộc cải cách ruộng đất, rồi thực hiện một số biện pháp
kỷ luật và tiến hành sửa sai. Bản thống kê chính thức cho biết là trong
số 172.008 người bị quy là địa chủ và phú nông trong cải cách ruộng đất
thì 123.266 người bị quy sai, tức là bị oan. Tính theo tỷ lệ là 71,66%.
Có lẽ chưa bao giờ và ở đâu tỷ lệ giữa số bị oan và nạn nhân lại cao đến như thế.
Nhà thơ cộng sản Tố Hữu lúc bấy đó là trưởng ban tuyên truyền trung ương đảng sau này nhớ lại đã phải nói: “Không thể tả hết được những cảnh tượng bi thảm mà những người bị quy oan là địa chủ, ác bá (mà trong thực tế là trung nông) phải chịu đựng ở những nơi được phát động.”
Và như trong phần 5 tôi đã nêu về 2 nguồn dữ liệu tôi xin nhắc lại ở đây:
Dựa vào tài liệu các nước ngoài, giáo sư Lâm Thanh Liêm, cho rằng số người bị giết trong cuộc CCRĐ năm 1955-1956 ở Bắc Việt có thể lên đến từ 120,000 đến 200,000 người. (Lâm Thanh Liêm, bđd., sđd. tt. 203-204).
Theo sách Lịch sử Kinh tế Việt Nam 1945-2000 tập 2, viết về giai đoạn 1955-1975, xuất bản tại Hà Nội năm 2004 (tài
liệu mới của nhà nước cộng sản Việt Nam) cho biết cuộc CCRĐ đợt 5
(1955-1956) được thực hiện ở 3,563 xã, có khoảng 10 triệu dân, và tổng
số người bị sát hại trong CCRĐ đợt này lên đến 172,008 người, trong đó
có 123,266 người (71,66%) sau này được xác nhận đã bị giết oan.
Trong khuôn khổ bài này để bổ
sung cho những sự thật không thể chối bỏ này, tôi xin trính bày thêm hai
thống kê để thấy được tội ác của đảng cộng sản Việt Nam.
Trên Wiki (http://vi.wikipedia.org/wiki/Cải_cách_ruộng_đất_tại_miền_Bắc_Việt_Nam) có viết:
Tổng cộng chiến dịch Giảm tô
tịch thu của địa chủ, phú nông 31.110 tấn thóc tô, 15.475 ha ruộng,
8.246 trâu bò. Tổng cộng chiến dịch Cải cách Ruộng đất tịch thu của địa
chủ 810.000 ha ruộng, 106.448 trâu bò, 1.846.000 nông cụ, 148.565 ngôi
nhà. Số tài sản này được phân chia cho 2.104.138 hộ bần nông, trung bình
mỗi hộ được 0,38 ha, 0,87 nông cụ, 0,071 ngôi nhà.
Số lượng người bị giết trong chương trình Cái cách Rộng đất là không thể thống kê chính xác và còn gây tranh cãi. Nhưng
theo chủ trương ở một số địa phương phải tìm cho ra tỷ lệ 5% địa chủ,
"Việt gian" để mang ra đấu tố thì con số sẽ không ít.
Hay như trong cuốn Ownership Regimes in Vietnam có đoạn nêu lên con số người chết là: 165,230 người bị bắt oan sai và có khoảng 70% trong số này bị giết hại bằng tử hình tại chỗ hoặc chết trong ngục tù.
Kết luận:
Dù là với con số nào thì đây cũng là những con số khủng khiếp mà đảng
cộng sản đã gây ra ở miền Bắc Việt Nam trong CCRĐ. Với những con số đau
thương này, dân tộc ta cần có cái nhìn thấu đáo hơn về đảng cộng sản
Việt Nam. Họ là những kẻ diệt chủng man rợ ngay cả với đồng bào mình.
Điều này cho thấy họ còn dã man hơn cả Hitler vì ông ta không giết người
Đức.
C. Thêm bằng chứng về kẻ chủ mưu:
1. Hai bức thư Hồ Chí Minh gửi Stalin về cải cách ruộng đất:
Như trong phần 5 tôi đã trình bày, việc ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản thực hiện cuộc CCRĐ là do chủ trương của thế giới cộng sản. Ông Hồ nhận chỉ thị trực tiếp từ Stalin và Mao Trạch Đông để rập khuôn cuộc CCRĐ tại Việt Nam theo phương thức của Trung cộng.
Năm 1949, Mao Trạch Đông và đảng
Cộng sản chiếm được lục địa Trung Hoa, thành lập nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa. Trung cộng thừa nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của
Hồ Chí Minh ngày 18-1-1950. Tiếp theo, Liên Xô thừa nhận ngày 30-1-1950.
Tháng 2-1950, Hồ Chí Minh qua Bắc Kinh và Moscow xin viện trợ. Khi gặp
Hồ Chí Minh, Stalin ra lệnh cho Hồ Chí Minh phải thực hiện ngay hai việc: thứ nhất tái công khai đảng Cộng sản và thứ hai đẩy mạnh CCRĐ theo đường lối Cộng sản.
Stalin chỉ đạo cho Hồ Chí Minh phải cử người sang Trung cộng học tập
phương pháp CCRĐ triệt để, vì lúc đó mối liên lạc Xô-Trung còn bình
thường và vì Việt Nam nằm sát biên giới Trung cộng. (http://tennguoidepnhat.net/2012/04/06/về-chuyến-tham-bi-mật-lien-xo-va-trung-quốc-nam-1950/). Đây là trang web của ban tuyên giáo Trung ương đảng cộng sản Việt Nam.
Cụ thể là ngày 31/10/1952, Hồ Chí Minh đã gửi bức thư xin chỉ thị từ Stalin với nội dung:
Lược dịch như sau:
Đồng chí Stalin thân mến:
Xin
gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam.
Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng
chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San. Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn.
Gửi lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh, 31/10/1952
Như trong bức thư này có đoạn “Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San”.
Điều này khẳng định ông Hồ Chí Minh chính là kẻ chấp nhận phận chư hầu
cho Trung cộng và Liên xô chỉ đạo CCRĐ. Và quan trọng hơn cả, ông ta
chính là người vạch ra chương trình hành động như chính ông ta khẳng
định với Stalin. Vậy càng thêm bằng chứng cho thấy ông Hồ là người cầm
đầu tội ác CCRĐ.
Bức thư thứ hai 30-10-1952, lại một bức thư nữa Hồ Chí Minh gửi thư cho Stalin về vấn đề CCRĐ.
Lược dịch như sau:
Lược dịch như sau:
Đồng chí Stalin kính mến
Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hy vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1.
Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu
thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể
giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất
khoảng 10 ngày.
2.
Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa
lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có người
chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về
vấn đề này chứ.
3.
Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh (thuốc
sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm.
4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau:
(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.
(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu.
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.
Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc túc đẹp nhất
Hồ Chí Minh
30-10-1952
đã kí
Như vậy chúng ta thấy ở bức thư này có 2 điều khá quan trọng.
Điều thứ nhất “Tôi bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.”.
Điều này thêm khẳng định việc ông Hồ làm chư hầu và chính ông ta là kẻ
chủ mưu trong CCRĐ đẫm máu. Ông ta chính là người thảo đề án khủng khiếp
sau này.
Ngoài ra, điều thứ hai cũng khá
quan trọng. Trong (4) của bức thư chúng ta nhận thấy ông Hồ đã cầu xin
Liên Xô cung cấp cho mình. Chắc hẳn bạn đọc không quên phần 3
tôi đã chứng minh thực sự trong thời điểm trước 1960 thì miền Bắc không
chịu áp lực quân sự từ Mỹ và VNCH. Như vậy càng có thể khẳng định ông
Hồ xin vũ khí chính nhằm gây chiến cho cuộc chiến huynh đề tương tàn với
VNCH. Ông Hồ đã xin vũ khí trong thời điểm không chịu áp lực quân sự.
Rõ ràng đây là mưu đồ nhuộm đỏ Việt Nam của phe cộng sản và ông Hồ là
điều lý giải cho sự kiện này.
Một điểm lưu ý là dưới lá thư, ông Hồ Chí Minh đã ký thêm tiếng Tàu.
Chú ý: Hai bức thư trên có trong tài liệu của cục lưu trữ quốc gia Liên Bang Nga:
Bạn đọc hoàn toàn có thể kiểm chứng.
Kết Luận:
Ông Hồ là kẻ soạn thảo chủ trương CCRĐ theo ý chỉ của Liên Xô theo mô
hình Trung cộng. Ông ta cũng là kẻ chủ mưu gây chiến tại Việt Nam. Thực
sự ông ta có tội rất lớn trong CCRĐ và cũng có thể coi như một dạng tội
phạm chiến tranh.
2. Thêm bằng chứng về bút danh C.B là của ông Hồ Chí Minh:
Như tôi đã nêu trong phần 5, ông Hồ là người có tội trong cái chết của bà Năm.
Chính ông Hồ đã làm gương cho cán
bộ đảng viên trong việc đấu tố nầy. Năm 1952, trong thí điểm CCRĐ tại 6
xã thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, tòa án nhân dân đã kết án tử
hình bà Nguyễn Thị Năm, tức bà Cát Hanh Long, một ân nhân của đảng LĐ,
người đã từng che chở, nuôi ăn chẳng những ông Hồ, mà hầu hết các nhà
lãnh đạo đảng LĐ. Khi bị đấu tố, bà kêu cứu đến ông Hồ. Ông ta biết
chuyện nầy, nhưng ông ta đã để mặc cho bà bị giết thảm thương. Chuyện
nầy của ông Hồ thật đúng với một câu tục ngữ Việt Nam: “Giúp vật, vật trả ân, giúp nhân, nhân trả oán.”
Ông Hồ đã tố cáo cái gọi là “tội ác” của bà Năm trong bài thơ “Địa chủ ác ghê”. Phần này tôi đã trình bày cụ thể ở phần 5. Trong đoạn này, tôi xin chỉ nêu thêm bằng chứng bút danh C. B trong bài thơ đó chính là của ông Hồ.
Và đây là những hình ảnh của nó:
Tập tài liệu Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất ghi rõ tên tác giả các bài viết trong đó là C. B. - đây là một trong những bút hiệu của Hồ Chí Minh. Chỉ riêng trong tập 6 (từ 01/1951 đến 07/1954) của bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập do nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội in năm 1989, người viết đã đếm được tất cả 15 bài viết của Hồ Chí Minh ký tên là C. B.
Kết luận:
Ông Hồ đã ngoảnh mặt nhìn người có công với cách mạng chết dưới chính
bàn tay của ông. Và ông ta cũng chính là người lên án bà Năm – một người
có công với cách mạng. Đó là một sự ác độc và vong ân bội nghĩa, không
xứng đáng với đạo đức dân tộc.
D. Kết Luận Chung:
Ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản
phải chịu trách nhiêm trước dân tộc Việt Nam về những cái chết oan ức
của nó cho gần 200.000 người vô tội. Người chủ mưu được xác định qua 2
phần 5 và 6 trong bài viết của tôi chính là ông Hồ.
Dù là biện minh cho con số người
chết thì đó cũng là tội ác vì không phải một người chết oan sai. Và dù
cho có biện minh do tính chất dân trí thấp và nông nổi của bần cố nông
cũng cho thấy là sự bao biện gượng ép. Qua hai bài viết tôi đã chứng
minh cho các bạn thấy ông Hồ có viết cương lĩnh và kế hoạch hành động,
có đội ngũ tổ chức từ trung ương đến địa phương, có tòa án của đảng lập
ra thì những lý do đổ tội cho bần cố nông là cực kỳ vô lý. Chính quyền
tổ chức như vậy mà lại để cho bần cố nông thực thi thì chính quyền đó
gọi là gì? Không! chính chính quyền đó là những kẻ giết người.
Ông Hồ Chí Minh qua bức thư gửi
cho Stalin càng chứng tỏ mộng chư hầu của ông ta với thế giới cộng sản
và mộng quyền lực thông qua chiến tranh. Ông ta là người cầm đầu cho tổ
chức chiến tranh sau này tại Việt Nam.
Với những quá khứ đau thương của
CCRĐ, tôi xin trình bày rút gọn trong vòng 2 bài. Sự thật còn rất nhiều
nhưng chưa thể một lúc nêu ra hết. Tôi mong rằng đây là bài học xương
máu cho dân tộc Việt Nam để có thể nhận ra mặt thật của ông Hồ và đảng
cộng sản. Tác giả mong rằng chế độ cống sản nhanh chóng bị loại trừ khỏi
Việt Nam, tránh cho dân tộc thêm những nỗi đau khôn xiết!.
*
Tác giả bổ xung bài viết sau khi Danlambao đăng tải:
1. Links
http://tennguoidepnhat.net/2012/04/06/về-chuyến-tham-bi-mật-lien-xo-va-trung-quốc-nam-1950/
*
Tác giả bổ xung bài viết sau khi Danlambao đăng tải:
1. Links
http://tennguoidepnhat.net/2012/04/06/về-chuyến-tham-bi-mật-lien-xo-va-trung-quốc-nam-1950/
về cuộc gặp bí mật của HCM và STALIN, MTĐ ở trang depnhattennguoi đã bị đảng xóa mất.
Tuy nhiên có 1 link khác:
Links này của thư viện Đồng Nai, cũng của đảng có đề cập đến chuyến đi này. Nhan đề của bài viết là Chuyến đi Liên Xô, Trung Quốc đấu năm 1950 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài viết tuy không đề cập rõ như links cũ nhưng trong bài viết đó cũng mô tả việc HCM xin vũ khí và STALIN chỉ đạo về CCRĐ:
Trong bài có đoạn: Khi được
thông báo về tình hình Việt Nam, Xtalin đã đồng ý với đường lối chiến
lược, sách lược của Đảng ta, song cũng ngỏ ý muốn Việt Nam phải nhanh
chóng làm cách mạng ruộng đất. Về quân sự, Xtalin khuyên Việt Nam nên
chú trọng toàn bộ vùng rừng núi phía tây, nắm được vùng đó, sẽ nắm được
quyền làm chủ đất nước; đồng thời thỏa thuận với Trung Quốc một số giải
pháp nhằm hỗ trợ cho cách mạng Việt Nam. Trước mắt, Liên Xô sẽ viện trợ
cho Việt Nam một trung đoàn pháo cao xạ 37 ly, một số xe vân tải
Môlôtôva, thuốc và dụng cụ quân y.
2. Về 2 bức thư của HCM gửi Stalin có thể tìm thấy ở link sau: http://diendan.nuocnga.net/showthread.php?p=14989
Thật ra thì đây là sự thật có lưu
ở cục lưu trữ LBN nhưng tôi muốn chỉ dùng links của lề đảng hoặc hồng
vệ binh để cho chứng cứ thuuyet phục. Bản thân trang web này là của đại
sự quán VN tại Nga bảo trợ. Nó thuộc lề đảng.
3. Bổ xung thêm về việc ông HCM báo cáo với LX về việc CCRĐ (cụ thể là HTX hóa ) - vẫn ở trong link http://diendan.nuocnga.net/showthread.php?p=14989.:
Tiếp theo là 2 văn bản có thể nói là rất quý, nếu không được phía Nga giải mật
thì chúng ta không bao giờ có dịp được đọc. Đó là biên bản ghi lại Cuộc
hội đàm giữa bác Hồ và đồng chí N. Khrushev - Bí thư thứ nhất Đảng CSLX
(hồi đó chưa gọi là TBT), tại Pitsunda năm 196. Hai bên thông báo cho
nhau những vấn đề quốc tế cùng quan tâm và tình hình của mỗi nước. Bác
Hồ thông báo với đồng chí Khrushev là 85% hộ nông dân Việt nam dân chủ
cộng hòa đã vào HTX, quy mô mỗi HTX từ 50 đến 200 hộ nông dân. N.
Khrushev cũng góp ý là không nên thành lập các công xã và tránh mở rộng
quá quy mô các HTX.
Chỉnh sửa và hoàn thiện
20/06/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét