Khi hát (hay nghe) bài Quốc Ca của Việt Nam hôm nay, với những lời “Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước... Đường vinh quang xây xác quân thù.” có bao giờ nhân dân Việt Nam tự hỏi chính mình: cờ in máu chiến thắng có thực sự mang hồn nước của dân Việt, có thực sự là hồn nước của người Việt? Con đường xây bằng xác quân thù có thực sự là con đường vinh quang của nước Việt?
Khi hát (hay nghe) “Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành, toàn nô lệ
vùng đứng lên đi. Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa, bao nhiêu lợi
quyền tất qua tay mình.” trong bài Quốc Tế Ca, nhân dân Việt Nam có
nhận ra chăng ĐCSVN, nói riêng và ĐCS trên khắp thế giới nói chung, đã
khơi dậy sự hận thù cao độ qua cái gọi là “đấu tranh giai cấp” và rồi
lợi dụng máu xương của tất cả mọi người chỉ nhằm thỏa mãn một khát vọng
cực kỳ thấp hèn là “bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình” chứ
chẳng phải cho một lý tưởng sáng ngời nào cả? Nói một cách khác, nó chỉ
là khát vọng ăn cướp tài sản của người khác. Một sự thật trần trụi không
che dấu!
Quá khứ đã đầy những bất hạnh. Tương lai của đất nước và dân tộc, nếu
không có một sự thay đổi triệt để và toàn diện, chắc chắn cũng sẽ đầy
bất hạnh. Lý do? Vì sự chiêu cảm của cái hồn nước đầy máu tanh, của cái
con đường xây bằng xác người và của cái khát vọng cướp giật mà ĐCSVN và
nhân dân Việt Nam đã chọn. Những gì tệ hại đang diễn ra trên đất nước
hôm nay không nằm ngoài quy luật nhân quả, quả bất thiện sinh ra từ cái
nhân bất thiện.
ĐCSVN vẫn tiếp tục cướp giật, nhưng bây giờ sự cướp giật của họ được
luật pháp, chính sách, nghị quyết chống lưng. Không những cướp tài sản,
họ cướp luôn tất cả mọi quyền sống căn bản của con người, cướp luôn cả
quyền yêu nước của mọi người. Không những cướp của thế hệ hiện tại, họ
cướp luôn của cả thế hệ tương lai. Họ cướp ngay cả của những người đã
từng nghe theo lời đường mật và đi theo ngọn cờ của họ. ĐCSVN vẫn tiếp
tục sử dụng bạo lực để đấu tranh giai cấp, nhưng bây giờ không là đấu
tranh để giải phóng giai cấp bị khống trị mà là đấu tranh để bảo vệ giai
cấp khống trị. Tới một lúc nào đó, khi người dân không thể chịu đựng
được nữa và đứng lên chống chính quyền bằng bạo lực, ĐCSVN sẽ không ngần
ngại để “xây vinh quang bằng xác người,” trong đó có xác của chính
những người đã từng nghe theo lời đường mật và đi theo ngọn cờ của họ.
ĐCSVN vẫn tiếp tục dùng máu để điểm tô lá cờ “in máu chiến thắng mang
hồn nước.” Nhưng bây giờ không phải là máu kẻ thù nữa mà là máu của đồng
bào, trong đó có máu của đồng đội, của những người đã từng nghe theo
lời đường mật và đi theo ngọn cờ của họ.
Dã man chiêu cảm dã man! Vô đạo chiêu cảm vô đạo! Mông muội chiêu cảm mông muội!
Tôi không biết người khác nghĩ sau chứ riêng tôi thì thứ ngôn từ và
nghĩa lý trong hai bài ca trên KHÔNG làm cho tôi “thấy trong lòng biết
bao những xốn xang khó tả, cứ như là mình đang hòa nhịp bước cùng những
người vô sản cần lao trên khắp hoàn cầu này đang băng đến chân trời rực
hồng của xã hội tương lai, thiên đường cộng sản.” như ông Nguyễn Thượng
Long mô tả. (Nguồn: Văn Giang: ‘Bao nhiêu lợi quyền thoắt qua tay... người’).
Ngược lại, nó chỉ làm cho tôi thấy kinh tởm lẫn buồn bã. Kinh tởm cho
cái giá trị cốt lõi rất “vô đạo” của một thể chế tồi tệ đang cầm quyền
đất nước và buồn bã cho cái tâm thức rất mông muội (bị ĐCSVN làm cho
mông muội) của một dân tộc đang bị giam hãm.
Một xã hội văn minh thiện đức không thể nào xây dựng trên nền tảng của
cái hồn nước đầy máu người, của cái con đường xây bằng xác người, của
cái khát vọng cướp giật từ tay người. Sự thật này vĩnh viễn không thay
đổi.
Vì thế, một xã hội thịnh vượng và hạnh phúc dưới ngọn cờ của ĐCSVN là
một điều tuyệt đối không thể có được và sẽ không bao giờ có được. Quá
khứ đã minh chứng sự thật này và tương lai, nếu không có một sự thay đổi
triệt để và toàn diện, sẽ tiếp tục minh chứng sự thật này.
Vì thế, muốn có một xã hội văn minh thiện đức, nhân dân Việt Nam cần phải làm một sự chọn lựa dứt khoát: đoạn tuyệt với cái hồn nước đầy máu người, với cái con đường đầy xác người, với cái khát vọng cướp giật từ tay người.
Sự đoạn tuyệt này, một sự thay đổi triệt để và toàn diện, tự nó đã xứng đáng là “một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét