Để nối tiếp chuỗi bài về những sự thật không thể chối bỏ, tôi xin
trình bày về các vấn đề: Có hay không công hàm 1958, công hàm đó có phải
là công hàm bán nước hay không và vai trò của ông Hồ Chí Minh trong
công hàm bán nước 1958 cho Trung cộng. Từ trước đến giờ chúng ta luôn
coi nó là tác phẩm của ông Phạm Văn Đồng. Nhưng sự thực có phải thế
không. Vấn đề này không mới nhưng nó được chứng minh theo hướng mới và
quan trọng hơn là vai trò của ông Hồ trong sự kiện này. Tôi xin trình
bày dưới bài viết này.
A. Sự thật về công hàm 1958:
1. Tuyên bố của phía Trung cộng về chủ quyền ở HS-TS của VN:
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung cộng mà đại diện là thủ tướng
Chu Ân Lai tuyên bố về chủ quyền hải đảo của Trung cộng. Tuyên bố này
được thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân
Dân. Đây là các links dẫn chứng về tuyên bố này của Trung cộng:
- Bản tiếng Trung: http://www.law.hku.hk/conlawhk/sourcebook/10032.htm
- Bản tiếng Anh: http://www.law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm
Nội dung của tuyên bố trên của Trung cộng được dịch ra tiếng Việt như sau:
Trước hết là bản dịch của dịch giả Trần Đồng Đức:
Công bố của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải ngày 4 tháng 9 năm 1958
Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc (Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa)
Đại biểu ủy viên thường vụ đại hội nhân
dân toàn quốc liên quan việc phê chuẩn quyết nghị công bố lãnh hải của
chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa
(Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội ủy viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua)
Quyết nghị
Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội ủy viên
thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua quyết
định phê chuẩn về tuyên bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa nhân dân
Trung Hoa
Đính kèm: Công bố của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải
Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố:
* Một: Lãnh hải của nước cộng hòa nhân dân
Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ
nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với
duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách
đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần
đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc.
* Hai: Lãnh hải của Trung Quốc đại lục và
duyên hải của các đảo được tính theo đường thẳng nối liền những điểm mốc
ven bờ làm đường biên cơ sở, thủy vực từ đường biên cơ sở này hướng ra
ngoài 12 hải lý là lãnh hải của Trung Quốc. Phần nước thuộc đường biên
cơ sở này hướng vào bên trong, bao gồm vịnh Bột Hải, phần trong hải vực
Quỳnh Châu, đều là phần nội hải của Trung Quốc. Các đảo thuộc đường biên
cơ sở này hướng vào trong, bao gồm đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, đảo Mã
Tổ, đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khưu, đảo Kim Môn lớn nhỏ, đảo Nhị Đảm,
đảo Đông Định đều thuộc về các đảo thuộc nội hải của Trung Quốc.
* Ba: Tất cả phi cơ và thuyền bè quân dụng
của ngoại quốc, chưa được chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa
cho phép, không được tiến nhập vào lãnh hải vào không gian trên lãnh
hải. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào vận hành tại lãnh hải của Trung quốc,
phải tôn trọng pháp lệnh hữu quan của chính phủ nước cộng hòa nhân dân
Trung Hoa.
* Bốn: Dựa trên nguyên tắc quy định 2, 3
áp dụng cho cả Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh, những hòn đảo của
khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần
đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải
đảo của Trung Quốc. Đài Loan và Bành Hồ địa khu hiện nay đang bị Mỹ
dùng vũ lực xâm chiếm. Đây là hành vi phi pháp xâm phạm chủ quyền và sự
toàn vẹn của lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và
Bành Hồ đang chờ đợi để thu hồi, chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung
Hoa sử dụng tất cả những phương pháp thích đáng tại một thời điểm thích
đáng để thu phục những khu vực này, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc,
không cho phép ngoại quốc can thiệp.
(Chú ý ở đây: Tây Sa và Nam Sa là cách gọi của Trung Cộng về HS-TS của Việt Nam)
Nội dung bản dịch này là chính xác bản thân chúng ta có thể kiểm chứng.
Tôi xin nêu ra đây một minh chứng bản dịch này là chính xác vì vấn đề
chính trong tuyên bố Trung cộng tuyên bố về chủ quyền HS-TS đã được tờ
Đại Đoàn Kết (Báo của trung ương đảng cộng sản Việt Nam công nhận). Đây
là links của bài báo đó trên tờ Báo Đất Việt(Chi nhánh của BQP cộng
sản):
Trong bài viết của báo Đại Đoàn Kết có đoạn: Theo lý giải của Trung
Quốc, ngày 4/9/1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên
bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý
kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần
đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).
Kết luận 1: Trung quốc rõ ràng đã
tuyên bố HS-TS là của họ trong tuyên bố 4/9/1958 của Chu Ân Lai.Cả dư
luận lẫn đảng cộng sản Trung quốc, cộng sản Việt Nam công nhận.
2. Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng:
Ngay sau khi tuyên bố của Trung cộng về việc HS- TS là của họ thì ông
Phạm Văn Đồng lúc đó là thủ tướng Việt Nam Dân Chủ cộng hòa (VNDCCH)
tiến hành việc đưa ra công hàm ký ngày 14/9/1958. Công hàm này có bản
photocopy như sau:
Công hàm này ngoài ra thời điểm đó còn được các tờ báo Nhân dân thời
điểm đó đưa tin (Báo nhân dân là cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản
Việt Nam). Đây là hình ảnh của Báo nhân dân đã đưa tin về sự kiện này:
và ngay sau đó thì sáng ngày 21.9.1958, ông Nguyễn Khang, Đại sứ nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Trung Quốc, đã gặp Cơ Bàng-phi, Thứ trưởng
Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đã chuyển bức công
hàm của ông Phạm Văn Đồng đến ông Chu Ân Lai.
Trước đó, năm 1956, ông Ung Văn Khiêm, nhân tiếp phái đoàn ngoại giao
TQ, Thứ Trưởng bộ Ngoại Giao có tuyên bố với Li Zhimin, tham tán sứ quán
Trung Quốc tại Việt Nam: chiếu theo tài liệu VN thì HS và TS thuộc về
TQ.
Ông Lê Lộc, Chủ Tịch Châu Á Sự Vụ, nhân có mặt cũng nói vào: Theo sử
liệu VN thì HS và TS thuộc TQ từ thời nhà Tống. Sự việc này tạp chí
Beijing Review ngày 18 tháng Hai năm 1980 đã có đăng lại trong bài "Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa".
Năm 1977 cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng giải thích quan điểm của ông về công hàm này như sau: "đó là thời chiến nên phải nói như vậy thôi".
Sau đó ông Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên Bộ Trưởng bộ Ngoại Giao, trong một
cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2 tháng 12 năm 1992 nói như sau: “Các
nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy
là do theo hiệp định Genève năm 1954 về vấn đề Đông Dương thì tất cả
lãnh thổ từ vĩ tuyến thứ 17 trở vào Nam là thuộc chính quyền miền Nam,
kể cả hai quần đảo này."
Kết luận 2: Căn cứ vào nội dung đưa
tin của tờ báo chính thức của đảng cộng sản Việt Nam, và những gì nội
dung đọc được trên công văn chính thức của ông Phạm Văn Đồng thì có thể
kết luận. Những gì ông Đồng công nhận tuyên bố HS- TS của Trung cộng là
có thật. Đây hoàn toàn là thông tin từ cơ quan của đảng cộng sản Việt
Nam tuyên bố.
3. Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam lúc đó:
Trong thời điểm Trung cộng tuyên bố chủ quyền của mình tại HS-TS (vốn
của Việt Nam) thì nước Việt chúng ta chia làm hai. Miền Bắc là Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) theo đường lối cộng sản độc tài. Miền Nam là
Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) theo đường lối dân chủ tự do. Lúc này các hòn
đảo HS-TS đang thuộc quyền kiểm soát của VNCH. Chúng ta phải nhìn nhận
rằng dù là VNCH hay VNDCCH nắm giữ đều có một điểm là: HS-TS là của Việt
Nam. Nó chưa bao giờ là chủ quyền của Trung cộng.
Thời điểm này, miền nam đang tiến hành chính sách “Người cày có ruộng”
và phát triển kinh tế của tổng thống Ngô Đình Diệm. Miền bắc cũng tiến
hành xây dựng chủ nghĩa xã hội với sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Cộng.
Ngoài ra chính phủ VNDCCH dưới sự lãnh đạo độc tài của đảng cộng sản
đang muốn tranh thủ sự hậu thuẫn từ LX, TC để tiến hành chiến tranh với
VNCH.
Điểm chính ở đây là cả công bố của phía Trung cộng và công hàm của ông
Phạm Văn Đồng đều diễn ra sau khi VNCH tiến hành công bố tái xác lập về
chủ quyền của VNCH tại HS-TS. Tuyên bố chủ quyền của VNCH diễn ra vào
tháng 4 năm 1956. Như vậy VNCH đã tiếp bước các tiền nhân giữ đất biển
bao đời của Việt Nam và tuân thủ việc công khai chủ quyền sau hiệp định
Geneve 1954. Đảng cộng sản Việt nam đã không vì lợi ích của dân tộc mà 2
năm sau đó, công khai ủng hộ kẻ thù cướp đoạt trái phép lãnh thổ Việt
Nam. VNCH chỉ chịu mất chủ quyền trên đảo HS năm 1974 sau trận hải chiến
mà ai trong chúng ta cũng biết về người anh hùng Ngụy Văn Thà. Sự kiện
này tôi xin không cần nhắc lại. Tôi xin cung cấp thêm về tài liệu của
phía bộ ngoại giao VNCH phản đối công khai việc làm phi pháp của Trung
cộng:
4. Kết luận chung về sự kiện này:
Tôi xin nêu lên quan điểm chứng minh rằng công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng là công hàm phi pháp và bán nước.
Qua kết luận 1 và kết luận 2 chúng ta thấy một điều hiển nhiên. Trung
cộng tuyên bố sai phạm về chủ quyền của mình tại HS- TS. Ông Phạm Văn
Đồng là thủ tướng VNDCCH lúc đó đã không những phản đối mà lại công nhận
điều tuyên bố sai phạm là đúng. Như vậy đã tiếp tay cho kẻ thù xâm phạm
chủ quyền Việt Nam. Đây là công hàm bán nước.
Ngoài ra, tôi xin chứng minh các luận điệu biện hộ của phía đảng cộng
sản Việt Nam sau khi bị lộ tẩy công văn này là càng sai trái và ngoan
cố.
Đầu tiên, Trên trang chủ Biendong.net (trang của chính phủ và những người cộng sản Việt Nam) có bài (Links: http://biendong.net/binh-luan/236-v-cai-gi-la-ong-phm-vn-ng-a-chi-b-ch-quyn-i-vi-hai-qun-o-hoang-sa-va-trng-sa.html). Trong đó có đoạn: Công
hàm nêu trên của Phạm Văn Đồng có hai nội dung hết sức đơn giản và rõ
ràng, đó là ông Phạm Văn Đồng ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở
rộng lãnh hải ra 12 hải lý và chỉ thị cho các cơ quan Việt Nam tôn trọng
giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.
Trong công hàm của ông Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập
đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như
Chu Ân Lai đã nêu.
Do vậy, chỉ xét về câu chữ thôi cũng dễ dàng nhận thấy rằng mọi suy
diễn cho rằng ông Phạm Văn Đồng đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt
Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là
xuyên tạc và không có cơ sở pháp lý.
Bài này viện ra lý do việc ông Đồng chỉ công nhận 12 hải lý chứ không
nêu rõ việc HS-TS là của Trung cộng. Tôi xin đưa ra luận giải như sau.
Đúng là về câu chữ không có HS-TS của Trung quốc trong công hàm của ông
Phạm Văn Đồng. Nhưng tại sao chính phủ VNDCCH không phản đối nội dung
tuyên bố của phía Trung Cộng? Trong công hàm ghi rõ “ghi nhận và tán
thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hòa
Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung quốc."
Về nguyên tắc công văn cấp nhà nước không thể có sự nhập nhèm đúng và
sai, nhất là vấn đề lãnh thổ. Vậy khi tuyên bố của đối phương bao gồm cả
phần đất của mình, không lý nào đảng cộng sản và chính phủ VNDCCH lại
không biết. Và cũng không thể trả lời mập mờ như thế.
Vấn đề tôi xin nêu ở đây. Nếu là chủ trương bán nước thì đã quá rõ. Còn
nếu biện hộ là tuyên bố chung chung thì cũng không thể được vì một chính
phủ làm việc lại vô trách nhiệm ra những tuyên bố sai trái như vậy cũng
hoàn toàn không thể vô can. Dù là cố tình hay “Vô ý” như cách lý giải
của đảng cộng sản hiện nay cũng có tội với dân tộc.
Thứ hai, có một số ý kiến nói công hàm 1958 không được quốc hội Việt Nam thông qua.Trên biendong.net có đoạn: Sự
thực là công hàm nêu trên của Phạm Văn Đồng không được đưa ra để Quốc
hội Việt Nam xem xét thông qua. Cho tới nay Trung Quốc cũng không đưa ra
được bất kỳ chứng cứ gì minh chứng là Công hàm của Phạm Văn Đồng đã
được Quốc hội Việt Nam thông qua.
Nếu viện lý do này thì chúng ta thấy rằng ông Phạm Văn Đồng đã vi hiến
và quốc hội do đảng cộng sản dựng lên cũng vô trách nhiệm. Lý do này có
thể chấp nhận việc không qua quốc hội là đúng vì thực ra quốc hội VN là
của cộng sản. Các đại biểu quốc hội là nghị gật nên việc không thông qua
không phải là vô lý. Việc Một thủ tướng vi hiến, một quốc hội vô trách
nhiệm với đất đai của tổ quốc cũng là có tội với dân tộc, bán nước. Vì
đây là vấn đề đất đai biển đảo quan trọng. Không cho phép bất cứ cá nhân
nào làm việc như vậy.
Thứ ba, Có ý kiến biện luận rằng lúc đó 2 đảo HS-TS là chủ quyền
của VNCH chứ không phải của VNDCCH nên tuyên bố của ông Đồng không có gì
sai. Trong bài báo của đại đoàn kết có viết:
Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo
Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam
vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa
(VNCH).
Về lý do này chúng ta lại thấy sự sai trái của phía đảng cộng sản Việt
Nam. Ở đây dù là đất của VNCH hay VNDCCH đều là phần đất của lãnh thổ
Việt Nam. Như vậy dù nó có quản lý dưới tay ai cũng vẫn là của người
Việt Nam chứ không phải của Trung cộng.
Đảng cộng sản tuyên bố chiến tranh với miền nam là để giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước. Việc thống nhất này bao gồm cả việc lấy đảo
Trường Sa và Hoàng Sa. Vậy thì tại sao họ đã nghĩ được phần đất miền nam
là của Việt Nam thống nhất, sao lại không nghĩ chủ quyền của Việt Nam
bao gồm cả HS-TS. Chỉ có một lý do duy nhất đó là HS-TS là của Trung
cộng (vì họ đã bán cho Trung Cộng) hoặc lý do thống nhất đất nước là lừa
bịp. Dù lý do bán đất đảo hay lý do thống nhất lừa bịp (tôi sẽ có bài
sau này) cũng có tội với dân tộc.
Thứ tư, trong dư luận bấy lâu nay có tin rằng (không chính thức
nhưng từ miệng của các bộ đội cộng sản lão thành) lúc đó Trung Cộng
mạnh, giúp VNDCCH nên công hàm trên nhằm mượn tay Trung Cộng để lấy
HS-TS từ tay VNCH cho VNDCCH. Lý do này cũng sai.Vì từ trước đến nay qua
4000 năm lịch sử giữ nước chúng ta chưa bao giờ quên mộng xâm lăng của
giặc Tàu. Đảng cộng sản nếu dùng mưu đó cũng là phạm tội “Cỏng rắn cắn
gà nhà”, tiếp tay cho kẻ thù. Như vậy đảng cộng sản và ông Đồng đã không
đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà chỉ đặt lợi ích của “Đảng cộng sản
anh em” lên trên. Ngoài ra nếu viện dẫn lý này tại sao cho đến giờ phút
này Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không tuyên bố rõ ràng Trung Cộng
xâm chiếm HS-TS hay chỉ dừng lại ở những câu chung chung như nhai lại
của các phát ngôn viên ngoại giao. Hay cụ thể là việc đàn áp biểu tình
chống xâm lược.
Kết luận chung: Rõ ràng với
công hàm 1958, đảng cộng sản Việt Nam và ông Hồ, ông Đồng đã bán nước
cho Trung Cộng. Dù có biện luận dưới 4 lý do hiện nay đảng cộng sản đang
rêu rao cũng đều hoặc vô lý, hoặc cũng có tội với dân tộc.
B. Vai trò của ông Hồ Chí Minh trong sự kiện công hàm 1958:
Công hàm thì ký tên ông Phạm Văn Đồng, thủ tướng VNDCCH lúc đó. Từ trước
đến nay chúng ta chỉ trích ông Đồng. Điều này đúng. Tuy nhiên chỉ là
nửa sự thật. Vai trò của ông Hồ trong sự kiện này rất lớn. Tôi xin chứng
minh sau đây.
1. Về hệ thống chính trị của đảng cộng sản Việt Nam:
Về hệ thống chính trị của Việt Nam, trên wiki:
(links: http://vi.wikipedia.org/wiki/Chính_trị_Việt_Nam) có đoạn: Cách
tổ chức chính trị ở Việt Nam được sắp xếp theo trục dọc với Đảng Cộng
Sản giữ địa vị trên hết, không như mô hình tam quyền phân lập như các tổ
chức chính phủ dân chủ nghị viện khác...
Hiến pháp 1992 tái khẳng định vai trò ưu tiên của Đảng Cộng sản tuy
nhiên cũng theo bản hiến pháp đó thì Quốc hội là cơ quan đại biểu cao
nhất của nhân dân và là tổ chức duy nhất nắm quyền lập pháp. Cơ quan này
có trách nhiệm to lớn trong việc giám sát mọi chức năng của chính phủ.
Bộ chính trị với 15 thành viên hiện nay, được bầu ra vào tháng 1 năm
2011 và do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, quyết định chính sách
của chính phủ; Ban Bí thư gồm 10 người giám sát việc thi hành chính sách
hàng ngày. Dù đã có một số nỗ lực nhằm giảm sự chồng chéo giữa các vị
trí của đảng và chính quyền, cách quản lý này hiện vẫn đang được áp dụng
và mở rộng.
Như vậy bỏ qua vấn đề số thành viên (khác so với 1958) thì lúc nào vai
trò của đảng cộng sản cũng là số 1, mà đại diện cho đảng cộng sản cầm
quyền mọi quyết định là Bộ Chính trị. Chính phủ mà đứng đầu là ông Phạm
Văn Đồng không thể thông qua một quyết định một quyết định to lớn liên
quan đến như vậy.
Tôi xin dẫn chứng thêm về vai trò của bộ chính trị với nhà nước. Đây là đoạn trên trang của đảng cộng sản Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ
thống chính trị được quy định bởi chức năng và nhiệm vụ của nó trong hệ
thống chính trị, trong đời sống xã hội và được thể hiện trong mối quan
hệ giữa Nhà nước với Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ
thống chính trị. Nhà nước thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng
thành hiến pháp, pháp luật và chính sách làm công cụ quản lý nhà nước
đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong hệ thống chính trị nước ta, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là trụ cột, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của
nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý
toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Đó chính là Nhà nước của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo và
thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện
và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
Kết luận 1: Như vậy chúng ta khẳng
định rằng quyết định của ông Đồng không thể không thông qua đảng cộng
sản nhất là bộ chính trị của đảng cộng sản Việt Nam.
2. Ông Hồ Chí Minh có vai trò gì?
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng thủ tướng nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa, vì vậy công hàm chỉ có thể được gởi đến Chu Ân Lai sau khi đã được
thông qua, được sự đồng ý và chấp thuận của Bộ Chính Trị. Ông Hồ Chí
Minh lúc đó là Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch nhà nước, nghĩa là ông đứng đầu
BCT và đứng đầu chính phủ. Vậy không thể có chuyện ông Hồ không biết,
không có ý kiến gì. Chính ông Đồng (trong trích dẫn của tôi ở phần trên
đã nói: “đó là thời chiến nên phải nói như vậy thôi"). Vậy rõ
ràng ông Đồng thừa nhận công hàm đó là có thật, ông phải thông qua ai nó
mới được chuyển đi cho phía Trung Cộng? Đó chính là ông Hồ Chí Minh.
Qua hệ thống chính trị và vai trò chúng ta đã biết ông Hồ Chí Minh trong
những năm đó thì không thể có chuyện ông Hồ không biết, không thông qua
cho công hàm ông Đồng ký. Nếu giả sử ông Đồng không thông qua quốc hội,
không thông qua ông Hồ và bộ chính trị liệu ông Đồng có bị trừng trị
hay không? Rõ ràng là ông Đồng sẽ bị trừng trị. Nhưng trên thực tế ông
Đồng lại yên vị và khỏe mạnh, không tỳ vết. Như vậy ta có thể kết luận
ông Hồ đã đồng thuận với việc ký công hàm này.
Rõ ràng Phạm Văn Đồng đã không tự mình quyết định. Ông chỉ làm nhiệm vụ thông tin cho phía Trung Cộng biết “Chính phủ VNDCCH tán thành…”
cho dù bản thân ông có muốn tán thành hay không. Chính phủ đó do Hồ Chí
Minh đứng đầu và đó là một Chính phủ do Đảng lãnh đạo! Về mặt Đảng, ông
Hồ cũng là nhân vật chóp bu: Chủ Tịch kiêm Tổng Bí Thư Đảng. Quyền lực
của Tổng Bí Thư Đảng cùng với BCT Đảng luôn luôn là quyền tuyệt đối.
Tôi xin ví dụ một ví dụ nhãn tiền ngay trước mắt. Quốc hội Việt Nam bàn
cãi, tha hồ đưa ra nghị quyết này khác. Nhưng khi Đảng bảo rằng Đảng đã
quyết, thì chuyện Quốc Hội cãi nhau, rồi đồng thuận, rồi đưa ra Nghị
quyết… đều trở thành trò hề. Cụ thể trong vụ Bauxite Tây Nguyên là một
trong trăm ngàn ví dụ.
Ông Hồ là chủ tịch nước, kiêm tổng bí thư. Mọi quyết định nếu không do
ông và bộ chính trị chỉ đạo thì một chức vụ hữu danh vô thực (thời điểm
đó) của ông Đồng không làm gì được.
Vậy dù có vai trò chủ đạo hay chỉ là đồng thuận thì ông Hồ cũng có tội
đồng lõa với ông Đồng ký một văn bản bán nước, công nhận chủ quyền kẻ
thù trên phần đất của chính quê hương.
Ngoài ra, có một số ý kiến cho rằng thời điểm đó ông Hồ bị ông Lê Duẩn
“nhiếp chính” và chèn ép. Họ đổ tội cho ông Lê Duẩn ép ông Hồ làm việc
này. Tôi xin trả lời cho các bạn hai vấn đề. Thứ nhất thời điểm đó ông
Duẩn chỉ là cán bộ không thực sự có vai trò to lớn trong lãnh đạo cộng
sản Việt Nam. Theo wiki(links: http://vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Duẩn):
Cuối năm 1957, ông ra Hà Nội, vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, chủ trì
công việc của Ban Bí thư và là Phó Ban chuẩn bị văn kiện Đại hội toàn
quốc lần thứ III của Đảng.
Tháng 9/1960, tại Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động
Việt Nam, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ
chức Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương.
Như vậy thì ông Duẩn mãi năm 1960 mới có vai trò chính trị đáng kể, còn
1957 - trước 1960 ông đơn thuần chỉ là cán bộ của ban bí thư chứ chưa
phải la Bí thư thứ nhất như sau này. Vai trò chính trị vẫn trong tay ông
Hồ. Ông Hồ chỉ thực sự bị cô lập, vai trò ông Duẩn chỉ thực sự rõ rệt
sau năm 1960.
Tiếp theo, con người ông Lê Duẩn lại là con người có tư tưởng chống
Trung cộng. Ông Duẩn cũng là một nguyên nhân chính trong cuộc chiến biên
giới phía Bắc với Trung cộng. Ông Lê Duẩn chủ trương thân Liên Xô và
chống Tàu nên phía Trung cộng đã rất tức giận trước các hành động cứng
rắn của ông. Tất nhiên là cuộc chiến này còn nhiều nguyên nhân. Nhưng
thực sự ông Lê Duẩn là cái gai trong mắt Trung Cộng, vì thế bảo ông Duẩn
ép ông Hồ đồng ý công hàm 1958 là điều vô lý.
Qua bài này tôi đã chứng minh một sự thật là ông Đồng và ông Hồ đã thông
qua công hàm 1958 để bán tổ quốc Việt Nam cho Trung Cộng. Vai trò của
ông Hồ là hết sức rõ rệt trong sự kiện này. Chúng ta có thể thấy đảng
cộng sản Việt Nam mà đại diện trong sự kiện này là ông Hồ và ông Đồng là
những tội đồ của dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét