Nhiều người chủ quan khi phải đối
diện hoặc làm việc với cán bộ chính
quyền và công an, cho nên có thể bị
“dính bẫy” của họ một cách đáng tiếc và
đôi khi đáng trách.
Để giảm thiểu những tai nạn chết
người kiểu này và để những người lương
thiện tự bảo vệ mình và quyền lợi của
mình cũng như của cộng đoàn mình, chúng
tôi xin liệt kê một số kinh nghiệm nho
nhỏ sau đây:
Nếu
cán bộ đưa giấy không có thẩm quyền,
không có danh tính, chức vụ, thì mình
không nhận giấy. Mau chóng mời người ấy
ra khỏi nhà mình.
Nếu mình biết cán bộ đưa giấy là ai,
nhưng người ấy không mặc đồng phục, hoặc
quân phục, không đeo bảng công chức,
không mã số công chức, thì mình không
nhận giấy tờ. Mau chóng mời người ấy ra
khỏi nhà mình. Không nên phí lời kẻo
dính bẫy từ vòng đầu!
Nếu cán bộ đưa giấy đến nhà mình vào
ngoài giờ hành chính, thì mình không
tiếp, không nhận giấy. Thường CA và cán
bộ rất tiểu nhân, họ thường đưa giấy vào
giờ trưa, hoặc giờ đêm, có khi ngay sát
giờ đi làm việc, nếu mình nhận, mình đi
là mình bị động và nguy cơ dính bẫy rất
cao. Nếu nhận mà không đi thì CA hoặc
chính quyền có bằng cớ tố cáo mình không
hợp tác.
Nếu thấy cần, thì yêu cầu cán bộ văn thư
cho xem thẻ cán bộ, CA. Nếu cần phải gọi
điện thoại đến cơ quan kiểm tra xem có
đúng cơ quan ấy có cán bộ ấy và gửi
người ấy đem giấy đến cho mình không.
Không thể chấp nhận ai đưa giấy cho mình
cũng được và rồi mình cũng đi làm việc.
Khi nhận giấy tờ ghi rõ ngày, giờ, nơi
chốn vào mặt sau giấy mình nhận được và
phần còn lại của giấy cán bộ đưa giấy
giữ và bắt cán bộ văn thư ký vào giấy
mình giữ để làm bằng chứng bảo vệ mình
nếu mình trong nhiều trường hợp liên
quan.
Không nhận giấy mời đi làm việc về những
vấn đề, sự vụ hiển nhiên trên nguyên tắc
không liên quan đến mình hoặc quyền lợi
của mình. Mình nhận giấy mời hoá ra là
một kiểu nhận tội, “lạy ông tôi ở bụi
này”, rồi còn có thể giúp CA khai thác
thêm thông tin này khác có hại cho người
và cho mình.
Không nhận giấy mời đi làm việc với cơ
quan hoặc với cấp không có thẩm quyền
đối với mình, hoặc không có thẩm quyền
bảo vệ quyền lợi của mình. Vì nhiều khi
chỉ mất thời giờ của mình và lại còn
gián tiếp cho cơ quan có thẩm quyền biết
con người, lập trường, quan điểm, hành
động của mình, để từ đó họ có biện pháp
lấn át mình, đối phó với yêu cầu chính
đáng của mình.
Không nhận lời đi làm việc chỉ bằng một
cuộc điện thoại trực tiếp hay gián tiếp
của ai đó, thuộc cơ quan nào đó, dù
người đó mình biết rõ tên tuổi, giọng
nói, con người. CA cửa quyền và tuỳ tiện
đe doạ người yếu bóng vía, cho nên nhiều
khi gọi điện thoại đến các cá nhân và
tập thể, nhất là giới tu hành để “hẹn
làm việc”.
Không nhận giấy mời đi làm việc, nếu
giấy không cho mình biết rõ mình đi làm
việc ở đâu, với ai, bao nhiêu người, về
vấn đề gì, từ lúc nào đến lúc nào.
Nếu không biết rõ các yếu tố này mà vẫn
cứ đi làm việc, thì bị dính bẫy của CA
là điều khó tránh khỏi.
Không nhận lời làm việc sai nơi quy
định. Chẳng hạn giấy mời lên phòng
giáo dục mà lại phải gặp CA. Cơ quan nào
mời, phải làm việc ở trụ sở của cơ quan
đấy. Chủ tich UBND mời thì làm việc ở
UBND. CA mời thì làm việc ở trụ sở công
an. Coi chừng giấy mời không ghi nơi
làm việc, cuối cùng CA gợi ý mình
đưa CA vào quán nước, hoặc nhà hàng.
Trong trường hợp này có thể mình bị tiền
mất và tật mang, dính bấy nặng, bị chết
êm ái mà vẫn không biết, thậm chí còn
khen cán bộ công an “nhẹ nhàng và tình
cảm”!
Không nhận lời làm việc nếu không có giờ
giấc rõ ràng: Từ giờ nào đến giờ nào. Vì
có thể mình bị CA làm việc thâu trưa,
thâu đêm, không có giờ ăn nghỉ, khi ấy
mình quá căng thẳng, mệt mỏi và từ đó dễ
nói và làm những điều bất lợi.
Không nhận giấy mời làm việc nếu giấy
không ghi rõ đại diện cơ quan, hoặc
người mình sẽ gặp và làm việc.
Nên ghi rõ lý do không đi làm việc vào
phần còn lại của giấy mời, hoặc vào một
tờ giấy khác, giao cho cán bộ đưa giấy
và mình phải giữ được bằng chứng, kẻo về
sau cán bộ đểu cáng có thể làm khó mình
lấy lý do đã mời mà mình không đi làm
việc.
Nếu thấy thời gian nhận giấy gần sát giờ
làm việc ghi trên giấy, thì chối ngay
không đi làm việc.
Tuyệt đối không đi đến cơ quan nào làm
việc khi chỉ nhận được một cuộc điện
thoại hoặc một lệnh miệng từ cơ quan ấy,
hoặc của một cá nhân trong cơ quan ấy.
Tuyệt đối không đi làm việc nếu không
biết mình đến cơ quan nào làm việc, địa
chỉ cơ quan, người làm việc với mình.
Nếu CA gửi giấy mời để triệu mình lên
đồn “làm việc” về vấn đề gì đó, thì mình
có thể chối từ. CA ăn lương để điều tra
sự thật. Đấy là bổn phận và trách nhiệm
của CA. Mình không phải lúc nào cũng
rảnh để giúp CA. Còn nếu CA có đủ bằng
chứng về việc “phạm tội” của mình thì CA
đã bắt mình từ lâu rồi chứ chẳng cần
phải “mời” mình đi làm việc.
Luôn xác tín rằng mình là người tốt và
mình làm việc tốt, trong khi các hành vi
CA hay cán bộ muốn áp đặt trên mình là
những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam
và vi phạm luật pháp quốc tế về quyền
con người. Luôn xác tín rằng mình có
chân lý trong khi hành vi của CA hay cán
bộ đang tìm cách áp đặt trên mình là bất
công. Nếu mình không tin mình lương
thiện thì khó có thể bảo vệ mình.
CA mời thì có thể chối từ. CA triệu tập
thì có thể không đi đến lần thứ ba. Khi
ấy họ sẽ đến áp giải mình đi làm việc và
họ phải chịu trách nhiệm về tính mạng
của mình trong khi đi, trong khi làm
việc và họ cũng có trách nhiệm đưa mình
trở về lại chỗ mình đang cư trú. Vì thế,
nếu bị triệu tập, tốt nhất cứ để cho CA
gửi đủ 3 cái và đến áp giải mình luôn.
Làm như thế, mình vừa bảo toàn được tính
mạng và lại khiến CA không thể chủ động
trong khi làm việc với mình, trong khi
mình giành được thế chủ động nhiều hơn.
Khi nhận được giấy mời đi làm việc gì
với CA hoặc với các cấp chính quyền.
Luôn lớn tiếng và lịch sự phản đối
khi bản thân mình bị phân biệt đối xử:
Chẳng hạn đang ra khỏi phi trường thì bị
tách riêng khỏi các hành khách và khám
xét hành lý trong một phòng riêng. Tất
nhiên, nếu CA muốn, CA có thể giở phép
này kia nọ để làm, nhưng nếu mình phản
đối, thì Ít ra việc này cũng khiến họ
không thể tuỳ tiện ứng xử với mình thế
nào cũng được!
Khi bị sách nhiễu, chẳng hạn bị tạm giữ,
bị khám xét và thu giữ hành lý, yêu
cầu cán bộ thi hành cho tôi biết căn cứ
vào khoản nào, điều nào của bộ luật nào
để khám xét hành lý hoặc thu giữ hành lý
của tôi và nội dung cụ thể của các điều
khoản ấy ra sao.
Yêu cầu được biết rõ việc tạm giữ
tôi và khám xét hành lý của tôi được
thực hiện theo lệnh của cơ quan nào, cấp
nào và quyết định để thực hiện việc ấy
đâu.
Yêu cầu được biết rõ danh tính, chức
vụ, số hiệu của những người thi hành
đang làm việc với bản thân mình. Nếu
người thừa hành không cho biết và không
chính danh, thì mình từ chối làm việc.
Phản đối cuộc khám xét và làm việc
nếu thấy những người không mặc đồng phục
công chức, hoặc quân phục, không rõ danh
tính, không đeo bảng tên với số hiệu
công chức hoặc quân nhân, không thuộc
thẩm quyền làm việc, ví dụ đang làm việc
với cơ quan văn hoá mà có CA hiện diện
và xen vào.
Yêu cầu làm biên bản cuộc tạm giữ
người, khám xét và thu giữ hành lý: Nội
dung ghi rõ các yếu tố liên quan đến
việc tạm giữ, đến việc khám xét và thu
giữ hành lý và từng loại hành lý với số
lượng, chất lượng, nhãn mác cụ thể và
các yếu tố liên quan.
Nếu liên quan đến máy tính, thì yêu
cầu phải ghi rõ hiệu máy tính, số máy,
tình trạng máy…, danh mục ổ đĩa, dung
lượng, số file, tên file, số trang mỗi
file, kích cỡ trang, nội dung file…Làm
thế để đề phòng kẻ xấu đổi máy, hoặc xoá
bỏ những file quan trọng của mình, hoặc
lại cài thêm file bất lợi cho mình để bỏ
vạ cáo gian mình.
Yêu cầu sao chép toàn bộ nội dung từ
máy tính sang những ổ đĩa khác và bản
thân mình giữ những ổ đĩa này. Cùng với
điều (7) trên đây, mình làm vậy để đề
phòng kẻ xấu thay đổi nội dung từng
file.
Yêu cầu làm biên bản diễn tiến cuộc
tạm giữ và khám xét hành lý: Ghi đầy đủ,
chính xác, rõ ràng diễn tiến vụ việc,
các nhân vật, sự kiện, đồ vật, khung
cảnh liên quan.
Để ý mẫu giấy làm biên bản:
Nếu thấy người ta lập biên bản trên mẫu
giấy in sẵn thì phải coi chừng. Nếu tựa
đề cái giấy ấy in sẵn “BIÊN BẢN VI PHẠM
HÀNH CHÍNH” hoặc nội dung gì đó có tính
cách áp đặt từ trước, thì mìh phải phản
đối, gạch bỏ tiêu đề biên bản, hoặc nếu
cần thì làm sang một tờ giấy trắng hoàn
toàn và ghi tựa đề chung chung kiểu như:
BIÊN BẢN BUỔI LÀM VIỆC, BIÊN BẢN CUỘC
TẠM GIỮ NGƯỜI VÀ KHÁM XÉT HÀNH LÝ, ...
Đọc kỹ biên bản trước khi ký, nếu thấy
có những câu chữ bất lợi cho mình thì
gạch bỏ, nếu cần thiết phải ghi những
câu chữ có lợi cho mình thì thêm vào.
Khẳng định việc mình làm là tốt đẹp, hợp
pháp. Phủ nhận các nội dung vu cáo,
xuyên tạc, chụp mũ mình.
Không ký vào biên bản ghi những điều
chung chung như: TVA đã vi phạm điều
1,2,3 của luật xuất bản, vi phạm điều
4,5 của luật báo chí. Nếu thấy biên bản
ghi thế, thì yêu cầu cho biết nội dung
cụ thể từng điều luật người ta trích
dẫn.
Trước khi ký, yêu cầu ký hai bản, mình
giữ một bản, người ta giữ một bản, hoặc
ít nhất cũng phải được giữ một bản
photo. Điều này hạn chế nguy cơ kẻ xấu
giả mạo chữ ký của mình, làm biên bản
khác với nội dung đã được thực hiện, gây
bất lợi cho mình.
Nếu giữ đồ đạc của mình, phải xác định
rõ ngày liên hệ làm việc lại, giờ giấc,
nơi chốn, nhân sự gặp, nếu chưa biết rõ
tên tuổi thì ít nhất cũng phải biết đối
tượng làm việc với mình là ai: Cán bộ
hải quan, cán bộ văn hoá, hoặc cán bộ
công an.
Tỉnh thức trước các chiêu thức: lừa đảo,
dụ dỗ, mua chuộc, đe doạ của kẻ xấu.
Càng ngọt ngào, càng phải tỉnh táo. Tỉnh
thức trước từng câu chữ, từng lời nói,
từng cử chỉ của các cán bộ thừa hành để
có thể phi bác tại chỗ hoặc sau đó.
Nên nhớ kẻ xấu luôn muốn “ăn tươi nuốt
sống” mình, đừng bao giờ nghĩ rằng mình
tỏ ra ngoan nguỳ, quỵ luỵ, nhẹ nhàng,
giữ “thể diện” cho chúng hoặc nhượng bộ
chúng mà chúng sẽ ‘tử tế” với mình.
Thực ra, để có thể bớt dính bẫy CA,
chúng ta phải học nhiều, gặp CA nhiều,
cầu nguyện nhiều. Một trong những người
chúng ta phải học là bản lĩnh đeo đuổi
việc mưu tìm công lý của các dân oan.
Bản mỗ thấy một trong những nguyên nhân
khiến nhiều người ở Sài Gòn khi làm việc
với cán bộ cầm quyền, nhất là với CA hay
bị “dính chấu”, ấy là nhiều vị chẳng
chịu đi làm việc với họ mà thường là nhờ
người khác đi làm việc thay, hoặc có làm
việc cũng là chỉ quen làm việc với các
cán bộ trên bàn nhậu!./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét