Cụ Phan Bội Châu là một trí sĩ yêu nước nồng nàn của
dân tộc ta. Cụ chính là một nhà nho có tư tưởng tiến bộ và uyên bác
trong cái nhìn của dân tộc. Đến nay sự việc bị Pháp bắt của cụ vẫn là
một ẩn số với nhiều người mặc dù đã có nhiều thông tin được hé lộ cho
thấy ông Hồ Chí Minh chính là kẻ đâm sau lưng cụ Phan. Trong khuôn khổ
bài này tôi xin được tổng hợp lại các thông tin đã có và các bằng chứng
mới để khẳng định: Ông Hồ Chí Minh đã bán đứng cụ Phan cho Pháp lấy tiền và cũng là thủ tiêu một người yêu nước không cùng quan điểm với mình!
Đôi nét về cụ Phan Bội Châu:
Theo Wiki (http://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Bội_Châu):
Cụ Phan Bội Châu sinh ngày 26
tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An.Cụ tên thật là Phan Văn San (tự: Hải Thu), còn có tên khác là
Phan Sào Nam.
Cha của cụ Phan là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Cụ nổi tiếng
thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi
ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.
Thuở thiếu thời cụ đã sớm có
lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, cụ đã viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem
dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp.
Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội “Sĩ tử Cần
Vương” (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố
nên phải giải tán.
Gia cảnh khó khăn, cụ phải đi dạy học kiếm sống và học thi, nhưng thi
suốt 10 năm không đỗ, lại can tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong
áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suối đời không được dự
thi).
Năm 1896, Cụ Phan Bội Châu vào
Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án.
Nhờ vậy, khoa thi hương năm Canh Tý (1900) ở trường Nghệ An và đậu Giải
nguyên.
Sau khi đậu Giải Nguyên thì cụ Phan đã kết giao với nhiều trí sỹ yêu nước lúc đó như cụ Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng… để lập ra hội Duy Tân nhằm củng cố dân trí theo con đường minh trị của Nhật lúc đó.
(Ảnh - Cụ Phan Bội Châu, ngồi, thứ 2 từ phải)
Sau đó cụ cũng
chính là người phát động phong trào đông du nhằm khuyến khích giới trẻ
sang tìm hiểu và học tập cách làm của người Nhật trong việc tìm tự do,
độc lập cho dân tộc. Cụ Phan cũng có thời gian hoạt động ở Trung Quốc và
có mối quan hệ với ông Hồ Chí Minh lúc đó với bí danh Lý Thụy.
Ngày 30 tháng 6 năm 1925, Cụ bị Pháp bắt cóc tại Thượng Hải giải về
nước xử án tù chung thân, mặc dù trước đó (1912) cụ đã bị thực dân Pháp kết
án vắng mặt. Hay nói cách khác cụ bị bắt trong lúc trốn truy nã của nhà
cầm quyền thực dân Pháp. Câu hỏi được đặt ra là ai đã bán thông tin này
cho Pháp? Nó sẽ có câu trả lời ngay sau bài này.
Và với nhiệt
huyết cùng tầm lòng yêu nước nồng nàn của Cụ, nhân dân Việt Nam đã lên
tiếng. Một phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội
Châu, và nhờ sự can thiệp của Toàn quyền Varenne, ông được về an trí tại
Bến Ngự (Huế). Trong 15 năm cuối đời thì Cụ Phan vẫn giữ trọn phẩm cách
cao khiết, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng văn thơ,
nên rất được nhân dân yếu mến.
Cụ Phan đã để lại những áng thơ bất hủ cho chúng ta nghiền ngẫm đến ngày nay:
SỐNG
SỐNG
Sống tủi làm chi đứng chật trời?
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến?
Sống chịu ngu si để chúng cười?
Sống tưởng công danh, không tưởng nước.
Sống lo phú quý chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống!
Sống tủi làm chi đứng chật trời?
CHẾT
"Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân."
Cụ Phan chính là tấm gương sáng về lòng yêu nước nồng nàn, tình cảm vô biên giành cho dân tộc. Và qua bằng chứng về những câu thơ của Cụ cho thấy một tinh thần chiến đấu ngoan cường, không chịu khuất phục, một lòng can đảm với giặc thù.
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến?
Sống chịu ngu si để chúng cười?
Sống tưởng công danh, không tưởng nước.
Sống lo phú quý chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống!
Sống tủi làm chi đứng chật trời?
CHẾT
"Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân."
Cụ Phan chính là tấm gương sáng về lòng yêu nước nồng nàn, tình cảm vô biên giành cho dân tộc. Và qua bằng chứng về những câu thơ của Cụ cho thấy một tinh thần chiến đấu ngoan cường, không chịu khuất phục, một lòng can đảm với giặc thù.
Quan điểm làm cách mạng của cụ Phan được thể hiện rõ ở tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư", gồm 5 phần: Nói
về những điều sỉ nhục vì nước mất, quyền mất, thảm họa tương lai, Mở
mang dân trí, Chấn động dân khí, Vun trồng nhân tài, Kỳ vọng ở những
người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều
người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền
có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.
Đó là một quan
điểm khá mới lạ và đầy tính tư duy đổi mới của Cụ Phan trong bối cảnh cụ
đã sớm nhìn thấy dân trí và dân khí của Việt Nam ta lúc đó cực thấp.
Bản thân cụ là một nhà nho nhưng đã vượt qua được những giáo điều cổ hủ
của nhà nho để vươn mình tìm đường đi cho dân tộc. Cụ là một nhà yêu nước chân chính!
Lý Thụy là ai?
Ông Hồ Chí Minh có một bí danh là Lý Thụy khi ông ta hoạt động tại
Trung Quốc và Thái Lan. Đó cũng là lúc diễn ra việc ông ta gặp gỡ cụ
Phan Bội Châu ở Trung Quốc.
Bằng chứng khẳng định Lý Thụy là Hồ Chí Minh có rất nhiều, tôi xin trích dẫn tại đây như sau.
Đầu tiên, trên trang Việt Báo
Đây là tờ báo lề đảng trong bài tìm hiểu 75 năm đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có đoạn viết:
Mùa hè năm 1926, Nguyễn Ái Quốc, lúc này mang bí danh là Lý Thụy cử Hồ Tùng Mậu, người đồng chí thân thiết của mình trở lại Thái Lan chọn một số thiếu niên con em các gia đình yêu nước đưa sang Quảng Châu đào tạo nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng Thanh niên cộng sản đoàn. Đến Thái Lan, Hồ Tùng Mậu liên lạc được với cụ Tú Đặng tức Đặng Thúc Hứa, một sĩ phu chủ chốt trong "Quang phục Hội" truyền đạt ý kiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Việc lựa chọn được thực hiện rất thận trọng, duy có một học sinh làm mọi người băn khoăn vì còn nhỏ tuổi quá (mới 12). Song cuối cùng, xét về cả tư chất và thân nhân, Hồ Tùng Mậu quyết định đưa vào danh sách. Đó chính là Lê Hữu Trọng.
Nhóm thiếu niên học sinh đầu tiên người Việt từ Đông Bắc Thái Lan đến Quảng Châu rất sung sướng, vui mừng được gặp ngay đồng chí Lý Thụy. Đúng hơn, đây có thể coi là một cuộc "đoàn tụ" giữa những người thân trong gia đình. Để đảm bảo tính hợp pháp và nguyên tắc bí mật, cả nhóm có bí danh và đều mang họ Lý. Đó là: Lê Hữu Trọng mang bí danh Lý Tự Trọng; Đinh Chương Long mang bí danh Lý Văn Minh; Vương Thúc Thoại mang bí danh Lý Thúc Chất; Hoàng Tự mang bí danh Lý Anh Tự (có lúc đọc lệch là Tợ); Ngô Trí Thông mang bí danh Lý Trí Thông; Ngô Hậu Đức mang bí danh Lý Phương Đức (nữ); Nguyễn Thị Tích mang bí danh Lý Phương Thuận (nữ); Nguyễn Sinh Thản mang bí danh Lý Nam Thanh
Thứ hai, trên trang diendannuocnga.net (Website được Đại sứ quán Việt Nam tại Nga bảo trợ) có đoạn: “Ngày 11-1-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu. Để hợp pháp hóa hoạt động, Người lấy bí danh là Lý Thụy. Ngày 21-6-1925 tại Quảng Châu, báo Thanh Niên – cơ quan ngôn luận của “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng minh hội” được thành lập và ra số báo đầu tiên, Người đã lấy bút danh là “Z.A.C”.
Mùa hè năm 1926, Nguyễn Ái Quốc, lúc này mang bí danh là Lý Thụy cử Hồ Tùng Mậu, người đồng chí thân thiết của mình trở lại Thái Lan chọn một số thiếu niên con em các gia đình yêu nước đưa sang Quảng Châu đào tạo nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng Thanh niên cộng sản đoàn. Đến Thái Lan, Hồ Tùng Mậu liên lạc được với cụ Tú Đặng tức Đặng Thúc Hứa, một sĩ phu chủ chốt trong "Quang phục Hội" truyền đạt ý kiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Việc lựa chọn được thực hiện rất thận trọng, duy có một học sinh làm mọi người băn khoăn vì còn nhỏ tuổi quá (mới 12). Song cuối cùng, xét về cả tư chất và thân nhân, Hồ Tùng Mậu quyết định đưa vào danh sách. Đó chính là Lê Hữu Trọng.
Nhóm thiếu niên học sinh đầu tiên người Việt từ Đông Bắc Thái Lan đến Quảng Châu rất sung sướng, vui mừng được gặp ngay đồng chí Lý Thụy. Đúng hơn, đây có thể coi là một cuộc "đoàn tụ" giữa những người thân trong gia đình. Để đảm bảo tính hợp pháp và nguyên tắc bí mật, cả nhóm có bí danh và đều mang họ Lý. Đó là: Lê Hữu Trọng mang bí danh Lý Tự Trọng; Đinh Chương Long mang bí danh Lý Văn Minh; Vương Thúc Thoại mang bí danh Lý Thúc Chất; Hoàng Tự mang bí danh Lý Anh Tự (có lúc đọc lệch là Tợ); Ngô Trí Thông mang bí danh Lý Trí Thông; Ngô Hậu Đức mang bí danh Lý Phương Đức (nữ); Nguyễn Thị Tích mang bí danh Lý Phương Thuận (nữ); Nguyễn Sinh Thản mang bí danh Lý Nam Thanh
Thứ hai, trên trang diendannuocnga.net (Website được Đại sứ quán Việt Nam tại Nga bảo trợ) có đoạn: “Ngày 11-1-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu. Để hợp pháp hóa hoạt động, Người lấy bí danh là Lý Thụy. Ngày 21-6-1925 tại Quảng Châu, báo Thanh Niên – cơ quan ngôn luận của “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng minh hội” được thành lập và ra số báo đầu tiên, Người đã lấy bút danh là “Z.A.C”.
Các bạn có thể tìm hiểu tại links: http://diendan.nuocnga.net/showthread.php? t=217
Điều này cũng khẳng định Lý Thụy chính là ông Hồ Chí Minh.
Thứ ba, trên Website của đảng cộng sản Việt Nam với tên gọi: Tennguoidepnhat.net có viết: Tiếp
đó, trong những năm 1923-1924, Nguyễn Ái Quốc còn sử dụng thêm một số
bút danh và tên gọi khác dưới các bài viết và trong hoạt động cách mạng:
Chú Nguyễn, N, S Chon Vang, Cheng Vang, Trần Vương, Ai Qua Que, Nguyễn
Hải Khách, Lý Thụy.
Đây là links: http://tennguoidepnhat.net/2012/02/18/một-số-but-danh-biệt-hiệu-của-bac-hồ/
Kết Luận: Hoàn toàn dựa trên các tư liệu của đảng cộng sản tôi đã chứng minh tên Lý Thụy chính là một cái tên của ông Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc và Thái Lan.
Kết Luận: Hoàn toàn dựa trên các tư liệu của đảng cộng sản tôi đã chứng minh tên Lý Thụy chính là một cái tên của ông Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc và Thái Lan.
Ông Hồ Chí Minh đã bán đứng cụ Phan như thế nào?
1. Hồ Chí Minh dưới bí danh Lý Thụy có liên hệ với Cụ Phan:
1. Hồ Chí Minh dưới bí danh Lý Thụy có liên hệ với Cụ Phan:
Khi cụ Phan hoạt động ở Trung
quốc, cụ đã muốn liên lạc với Hồ Chí Minh lúc đó với cái tên Lý Thụy. Cụ
Phan chân tình muốn đoàn kết với Lý Thụy trong việc chấn hưng dân tộc.
Cụ rất tôn trọng Lý Thụy thông qua bức thư mà cụ viết cho ông ta như
sau:
Người cháu rất kính yêu của Bác -
Hôm trước anh Lâm (Đức Thụ) và anh Hồ (Hồ Tùng Mậu) gửi lại thư của
Cháu, trong thư có nói tường tận về chuyện ông Hy Mã (Phan Châu Trinh).
Tuy thư đưa trực tiếp trên
chuyện thật nhưng ngụ ý thật sâu sắc, mà lối lập luận lại dựa trên những
ý tưởng lớn, nhân đó mới biết là học vấn, tri thức của cháu nay đã tăng
trưởng quá nhiều, quả thực không phải như hai mươi năm về trước.
Nhớ lại hai mươi năm trước đây, khi
đến nhà cháu uống rượu gò án ngâm thơ, anh em cháu đều chửa thành niên,
lúc đó Phan Bội Châu này đâu có ngờ rằng sau này cháu sẽ trở thành một
tiểu anh hùng như thế này. Bây giờ đem so kẻ gì này với cháu thì bát
thật rất xấu hổ. Nhận được liên tiếp hai lá thư của cháu, bác cảm thấy
vừa buồn vừa mừng. Buồn là buồn cho thân bác, mà mừng là mừng cho đất
nước ta. Việc thừa kế nay đã có người, người đi sau giỏi hơn kẻ đi
trước, trên tiền đồ đen tối sẽ xuất hiện ánh sáng ban mai. Ngày xế đường
cùng, chỉ sợ không được thấy ngày đó, làm sao bác không cảm thấy buồn
cho chính mình được? Một đời tân khổ, gánh vác công chuyện một mình,
được sức lớn của cháu giúp vào thì ắt sẽ có nhiều người hưởng ứng theo.
Việc gây dựng lại giang sơn, ngoài cháu có ai để nhờ ủy thác gánh vác
trách nhiệm thay mình. Có được niềm an ủi lớn lao như thế, làm sao bác
không cảm thấy vui mừng được.
Bác đang định tìm một dịp tốt về
Quảng Đông một chuyến để đàm luận với cháu, không biết cháu còn ở lại
Quảng Đông lâu mau, hoặc giả trong tương lai có định đi chỗ khác không?
Trong lòng bác có nhiều chuyện muốn hỏi ý kiến cháu, nhưng không gặp mặt
thì làm sao có thể bàn cho hết ý được? Làm sao được? Nếu không coi già
yếu là đồ bỏ thì cháu viết thư nhiều cho bác, bác thành thật yêu cầu
cháu đấy.
Cần nhắc lại
là Phan Bội Châu lúc rời nước đã gần bốn mươi (ba mươi chín tuổi đến
Nhật) lại không thể tránh khỏi những trách nhiệm này nọ đặng chuyên chú
học hành, cho nên tri thức lúc bấy giờ cũng vẫn như xưa. Cháu
học vấn rộng rãi, và từng đi nhiều nơi, hơn bác cả chục cả trăm lần. Tri
thức và kế hoạch của cháu vượt sức đo lường của bác; không biết cháu có
thể chia sẻ cùng bác một hai việc? Bác rất hết sức mong đợi, mong cháu
không ngại. Vì nếu không có kế hoạch thì bất quá chỉ làm những khách tha
hương than thở không đâu cho hồn cố quốc, chả giống ông Hy Mã thì cũng
giống Phan Bội Châu mà thôi!
Thư bất tận ngôn, mong cháu hiểu giùm cả những ý không viết thành lời. Chúc cháu bình an.
Ngày 21 tháng 1 lịch ta (14 tháng 2 năm 1925 dương lịch) viết dưới đèn dầu.
Chỗ bác ở đâu nơi đất khách thì Quốc Đảng (Hồ Tùng Mậu) đã biết nên không ghi ở đây. Thư này nhờ Quốc Đống chuyển giúp.
Bức thư được đang tại trang của sở giáo dục tỉnh Hà Nam với tên bài “Bác Hồ với Cụ Phan Bội Châu - Bức thư Phan Bội Châu gửi Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc)”
Thư bất tận ngôn, mong cháu hiểu giùm cả những ý không viết thành lời. Chúc cháu bình an.
Ngày 21 tháng 1 lịch ta (14 tháng 2 năm 1925 dương lịch) viết dưới đèn dầu.
Chỗ bác ở đâu nơi đất khách thì Quốc Đảng (Hồ Tùng Mậu) đã biết nên không ghi ở đây. Thư này nhờ Quốc Đống chuyển giúp.
Bức thư được đang tại trang của sở giáo dục tỉnh Hà Nam với tên bài “Bác Hồ với Cụ Phan Bội Châu - Bức thư Phan Bội Châu gửi Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc)”
Trong nội dung bức thư ta có thể thấy cụ Phan viết đọng lại hai điều
như sau: Cụ Phan hết sức tôn trọng tuổi trẻ của Lý Thụy (HCM) mặc dù cụ
có kinh nghiệm trường đời cũng như hoạt động hơn hẳn. Cụ Phan cũng rất
mong muốn hợp tác được chia sẻ các kinh nghiệm đấu tranh với Lý Thụy để
không phải trở thành “Khách tha hương than thở không đâu cho hồn cố
quốc”, đại ý là muốn hợp tác để tranh đấu có ý nghĩa cho độc lập dân
tộc.
Nếu Cụ Phan là người chủ động gặp Nguyễn Tất Thành trong
cuộc hội kiến lần thứ nhất (1905) thì 19 năm sau trong cuộc hội kiến lần
thứ hai (1924), Lý Thụy là người chủ động.
Đặt chân đến Quảng
Châu (Trung Quốc) sau vụ mưu sát toàn quyền Méc-lanh ở Sa Điện, Nguyễn Ái
Quốc tìm gặp các đồng chí của Phạm Hồng Thái. Tại căn nhà nhỏ tồi tàn
trong một hẻm phố, Nguyễn Ái Quốc đã gặp Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn và Lê
Hồng Phong. Cả ba người cùng quê ở Nghệ An với Nguyễn Ái Quốc.
Trước hết Nguyễn Ái Quốc đã ca ngợi chiến công bất tử của Phạm Hồng Thái: “Sự hy sinh của Phạm Hồng Thái sẽ trở thành cánh én báo hiệu mùa xuân sắp về. Tên tuổi của anh sẽ sống mãi” (Ép-ghê-nhi Ca-bê-lép: Đồng chí Hồ Chí Minh - Tập I. Nxb Thanh niên - Hà Nội - 1985 - Tr.195.)
Sau khi gặp Tâm tâm xã, Nguyễn Ái Quốc nhận được tin: Tháng 6-1924 do
ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn, Phan Bội Châu đã cải tổ Việt Nam Quang phục
hội thành lập Quốc dân đảng Việt Nam.
Hai sự kiện chính trị
trên của những người Việt Nam yêu nước ở Quảng Châu đòi hỏi Nguyễn Ái
Quốc phải chủ động tìm gặp cụ Phan như đã chủ động tìm gặp Tâm tâm xã.
Minh chứng cho điều này là cuốn sách của Viện lịch sử Đảng:
“Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp - Nxb Sự thật - Hà Nội - 1987 - Tr.63.”có đoạn viết: “Đồng
chí Nguyễn Ái Quốc viết thư góp ý kiến với cụ Phan Bội Châu về đường
lối và phương pháp cách mạng. Cụ tiếp thu những ý kiến đó, nhưng chưa
kịp sửa chữa thì đã bị đế quốc Pháp bắt gửi về nước vào năm 1925 “…” Rất
may là Nguyễn Ái Quốc đã có một số lần gặp được Phan Bội Châu: khi thì ở
Quảng Châu, khi thì ở Thượng Hải (Trung Quốc)… mặc dù các cuộc nói
chuyện này không thông suốt ngay tức khắc, song dần dần đã đem lại những
kết quả mong muốn. Họ đã đi đến quyết định, là mùa hè năm 1925, sẽ tổ
chức hội nghị hạt nhân lãnh đạo của đảng. Hội nghị này đã định số phận
sau cùng của Quốc dân đảng.”
Kết luận: Nguyễn Ái Quốc (Lý Thụy) và cụ Phan không phải gặp nhau chỉ một lần mà khoảng vài ba lần vào cuối năm 1924. Và giữa họ có sự khác biệt về quan điểm đấu tranh giải phóng dân tộc.
2. Những minh chứng cho việc ông Hồ bán đứng cụ Phan cho Pháp:
Như đã từng viết qua các phần trước, ông Hồ Chí Minh rất nhiều tội ác như giết người hàng loạt, bán nước… nên việc bán đứng một người có quan điểm yêu nước khác mình nhằm tranh đoạt công trạng đấu tranh, mua danh tiếng cho mình cũng là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Với một con người như ông Hồ thì việc bán đứng cụ Phan cũng chỉ “nhỏ” so với rất nhiều tội ác ông ta đã làm với dân tộc Việt Nam.
Kết luận: Nguyễn Ái Quốc (Lý Thụy) và cụ Phan không phải gặp nhau chỉ một lần mà khoảng vài ba lần vào cuối năm 1924. Và giữa họ có sự khác biệt về quan điểm đấu tranh giải phóng dân tộc.
2. Những minh chứng cho việc ông Hồ bán đứng cụ Phan cho Pháp:
Như đã từng viết qua các phần trước, ông Hồ Chí Minh rất nhiều tội ác như giết người hàng loạt, bán nước… nên việc bán đứng một người có quan điểm yêu nước khác mình nhằm tranh đoạt công trạng đấu tranh, mua danh tiếng cho mình cũng là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Với một con người như ông Hồ thì việc bán đứng cụ Phan cũng chỉ “nhỏ” so với rất nhiều tội ác ông ta đã làm với dân tộc Việt Nam.
Qua hai phần trên tôi đã khẳng
định 3 điều: (1) Ông Hồ và Lý Thụy chỉ là một, (2) Cụ Phan là một nhà
trí sỹ yêu nước nồng nàn, chân chính và (3) là họ có liên hệ với nhau
khá nhiều mặc dù khác con đường và quan điểm đấu tranh. Và trong phần
này tôi xin chứng minh bằng những bằng chứng xác thực cho hành động của
ông Hồ Chí Minh đối với cụ Phan Bội Châu.
Đầu tiên, trong cuốn “Vietnam at War” của tác giả Phillip B. Davidson - một cựu sỹ quan tình báo của quân đội Mỹ đã viết:
“The French say that in June 1925, Ho betrayed to the Surete in Shanghai for 100,000 piaster ….”.
Đại ý dịch lại là ông Hồ Chí Minh với bí danh Lý Thụy lúc đó đã bán
đứng cụ Phan cho nhà cầm quyền thực dân Pháp lấy tiên. Đây là hình ảnh
về cuốn sách thuộc dạng tài liệu mật của quân đội Mỹ.
Thứ hai, Theo Joseph Buttinger, “A Dragon Embattled” (New York: Praeger, 1967)Tập 1, của Joseph Buttinger). Ông này khẳng định rằng Nguyễn Ái Quốc nhận 150.000 đồng bạc Đông dương từ Pháp và bán cụ Phan. Trong cuốn sách có đoạn viết:“Lam Duc Thu and Thanh (Ho Chi Minh) split 150,000 piasters, which Thanh later used to fund his own fledgling communist organization, "Vietnamese Revolutionnary Youth Association" …..”Ho Chi Minh promised to protect Thu with condition that Thu must keep a low and "quiet" life in the village and not to reveal the secret about "activities" of both when they had lived in Hong Kong..”.
Nội dung của cuốn sách này nói về số tiền mà ông Hồ và Lâm Đức Thụ nhận được từ việc bán thông tin cụ Phan cho Pháp là 150 đồng bạc đông dương và ông Hồ đã hứa với Lâm Đức Thụ về bí mật giữa hai người này. Điều này thêm khẳng định mục đích bán cụ Phan lấy tiền để vừa triệt tiêu đối thủ chính trị, củng cố tổ chức của ông Hồ. Sự xuất hiện của đoạn văn dưới với nội dung ông Hồ hứa sẽ bảo vệ ông Thụ với điều kiện ông Thụ phải giữ im lặng về những việc họ hoạt động ở HongKong đã đánh bật luận điểm cho rằng ông Hồ vô can trong vụ án cụ Phan, đổ tội hoàn toàn cho Lâm Đức Thụ. Lâm Đức Thụ được đảng cộng sản Việt Nam tuyên truyền như một kẻ phản bội đã bán đứng cụ Phan, tuy nhiên nếu Lý Thụy (HCM) không biết thì lý do gì ông ta phải yêu cầu Lâm Đức Thụ im lặng để đổi lấy cuộc sống bình yên? Đó chính là việc HCM (Lý Thụy) đồng mưu bán đứng cụ Phan cho Pháp.
Thứ 3, Trong cuốn sách của tổng thống Richard Nixon có tiêu đề: “No more Vietnams” trang 33 có đoạn viết được tạm dịch như sau:“Ông Hồ liên minh hầu hết với tất cả phần từ Quốc Gia nhưng ông ta không bao giờ đặt mục tiêu chung lên trên mục tiêu của ông ta. Ông ta liên minh với các nhóm nầy là để phục vụ cho mục đích củng cố tham vọng của ông ta. Khi có mâu thuẫn, ông ta sẵn sàng tiêu diệt họ.
Năm 1925, ông Hồ phản bội nhà cách mạng lão thành nhất của Việt Nam là Phan Bội Châu cho mật vụ Pháp. Lịch sử của CS đã nói rằng ông Phan Bội Châu đã sa ngay vào một cái bẩy, nhưng không nói ra cái bầy đó là của ông Hồ để nhân được 100 ngàn quan Pháp. Vào thời đó, ông Hồ biện hộ cho sự phản bội của ông ta với các đồng chí của ông ta rằng Phan Bội Châu là một người quốc gia và do đó sẽ trở thành đối thủ trong tương lai.”.
Đây là hình ảnh được chụp từ trang đó (phần khoanh đỏ in nội dung tạm dịch)
Trong cuốn sách này tổng thống R.Nixon đã chỉ đích danh ông Hồ bán đứng cụ Phan. Chúng ta nên nhớ rằng các tổng thống Mỹ dù có đối lập quan điểm chính trị với họ thì họ không bao giờ làm một việc bẩn thỉu bôi nhọ đối thủ. Cương vị một vị tổng thống như ông Nixon viết sách bằng chính tên mình (không dùng nhiều bút danh tự ca ngợi mình như Hồ Chí Minh) không cho phép ông ta viết bừa bãi. Hơn thế nữa, thông tin mà tổng thống R. Nixon có được là thông tin có sự chuẩn hóa từ phía Pháp (đồng minh) và của tình báo Mỹ.
Thứ 4, Nhà báo David Halberstam đã từng ở Việt Nam và đoạt giải Pulitzer năm 1964 qua các bài phóng sự của ông về chiến tranh cũng như vụ đảo chính lật đổ chính quyền ông Ngô Đình Diệm. Trong đội ngũ phóng viên thời đó được giải Pulitzer còn có Malcolm Browne, Peter Arnett, Neil Sheehan và Horst Faas (hai lần). Ông là người thiên tả với bằng chứng là tổng thống Kennedy đã từng ép buộc tờ New York Times rời khỏi Việt Nam vì sợ ông làm tăng không khí phản chiến tại Việt Nam. Nói thế để thấy ông ta có thể coi như là “bạn” của cộng sản. Tuy nhiên ông ta cũng đã viết cuốn sách “Ho” dài 120 trang xuất bản năm 1971 và in lại năm 1987. Trong cuốn sách trang 56 cũng có đoạn viết khẳng định: Ông Hồ Chí Minh bán cụ Phan Bội Châu cho mật thám Pháp để lấy 150,000 đồng tiền thưởng là có thật.
Thứ 5, Có một bài báo trên tờ báo Washington Post viết về vụ việc này. Chúng ta cũng nên nhìn nhận rằng đây là một tờ báo nổi tiếng và có chất lượng các bài viết của mình khá trung thực.
Bài viết có đoạn bằng tiếng anh: “... In Shanghai, Chau met Ho Chi Minh, then operating under the alias Ly Thuy. As heads of rival nationalist, revolutionary groups, they immediately distrusted each other, but in their quarrels Ho struck the first blow. In June 1925, for 100,000 piastres, he betrayed Chau to agents of the Deuxieme Bureau, Surete Generale du Gouvernement General pour l'Indochine (abbreviated as 2d Bureau)--the French police--and he was seized while passing through Shanghai's international settlement. Ly Thuy later rationalized that his was a good act”
Tạm dịch ra: “Tại
Thượng Hải, Châu đã gặp Hồ Chí Minh, sau đó hoạt động dưới bí danh Lý
Thụy. Là người đứng đầu của đối thủ quốc gia, các nhóm cách mạng, họ
ngay lập tức không tin tưởng nhau, nhưng trong những cuộc cãi vã của họ
Hồ đánh đòn đầu tiên. Trong tháng sáu năm 1925 cho 100.000 piastres, ông
Hồ đã phản bội Châu cho các đại lý của Văn phòng Deuxieme, Surete
Generale du Gouvernement pour l'Indochine (viết tắt như 2d Cục) - Cảnh
sát Pháp - và ông Châu đã bị bắt giữ trong khi đi qua thanh toán quốc tế
Thượng Hải. Lý Thụy sau đó hợp lý hóa của mình là một hành động tốt...”
Links của bài viết:
Đây là thêm một bằng chứng cho việc ông Hồ đã bán đứng cụ Phan lấy tiền
cho thực dân Pháp. Tuy nhiên nói cho đúng, nếu không có các tài liệu
được phía đảng cộng sản vốn kiểm duyệt chặt chẽ thông tin cho phép xuất
bản thì đôi khi các bạn vẫn nghĩ là dẫn chứng chi là một chiều mặc dù đã
có dẫn chứng của một nhà báo thiên tả, ủng hộ cộng sản. Sẽ là thiếu sót
nếu không đề cập đến những dẫn chứng” lề đảng”. Và tôi xin có ngay các
dẫn chứng sau đây để khẳng định điều mình nói là có thật.
Thứ 6, Trên trang mạng X-café đã từng cho đăng tải thông tin này. Đó là cuốn Thành ngữ - Điển tích - Danh nhân Từ điển của tác giả Trịnh Vân Thanh (Trịnh Chuyết). Sách được Nhà Xuất bản Văn học xuất bản năm 2008. Các bạn có thể xem chi tiết giới thiệu về cuốn sách ở trang Sachhay.com. Ở trang 742, trong mục nói về Phan Bội Châu, các nhà soạn sách đã viết việc Phan Bội Châu bị bắt như sau:
Năm 1925, nghe theo lời của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức "Toàn thế giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc", nhưng sau đó Lý Thụy và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để:
1 - Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc) hầu có đủ phương tiện hoạt động.
2 - Gây một ảnh hưởng sâu rộng trong việc tuyên truyền tinh thần ái quốc trong quốc dân.
Thứ 6, Trên trang mạng X-café đã từng cho đăng tải thông tin này. Đó là cuốn Thành ngữ - Điển tích - Danh nhân Từ điển của tác giả Trịnh Vân Thanh (Trịnh Chuyết). Sách được Nhà Xuất bản Văn học xuất bản năm 2008. Các bạn có thể xem chi tiết giới thiệu về cuốn sách ở trang Sachhay.com. Ở trang 742, trong mục nói về Phan Bội Châu, các nhà soạn sách đã viết việc Phan Bội Châu bị bắt như sau:
Năm 1925, nghe theo lời của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức "Toàn thế giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc", nhưng sau đó Lý Thụy và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để:
1 - Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc) hầu có đủ phương tiện hoạt động.
2 - Gây một ảnh hưởng sâu rộng trong việc tuyên truyền tinh thần ái quốc trong quốc dân.
Ở đây phải nhìn nhận đây là cuốn sách được nhà xuất bản Văn học, nó
thuộc nhà nước cộng sản Việt Nam. Nói cách khác, nó phải qua kiểm duyệt
của đảng cộng sản và các cơ quan tuyên giáo, không lẽ họ bị “mù”? Không
phải thế, họ nghĩ rằng việc đẳng tải như vậy với lý do “lấy tiền hoạt
động, tuyên truyền cho phong trào” để nhằm tô hồng hình ảnh ông Hồ.
Nhưng họ lại quên một điều rằng cụ Phan là nhà yêu nước chân chính, đâm
sau lưng cụ chính là hành động hèn hạ và bỉ ổi. Hơn nữa việc đâm sau lưng
này lại là giúp cho kẻ thù. Càng đáng lên án hơn về việc dùng kẻ thù để
loại bỏ các nhà yêu nước khác của ông Hồ.
Thứ 7, Hồ Chí Minh khi viết về cụ Phan Bội Châu và dùng bút hiệu Trần Dân Tiên có đoạn:
"Vừa nghiên cứu làm việc để sống, ông Nguyễn vẫn ra sức làm việc cho tổ quốc mình. Ông bắt đầu tổ chức đồng bào Việt kiều ở Trung Quốc. Tổ chức này gọi là Hội Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí…. Hoạt động của Hội Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí bắt đầu lan vào trong nước. Thực dân Pháp gián tiếp giúp đỡ rất nhiều". (đoạn trích trong sách: Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài – UNESCO … Hà Nội 1999).
Thứ 7, Hồ Chí Minh khi viết về cụ Phan Bội Châu và dùng bút hiệu Trần Dân Tiên có đoạn:
"Vừa nghiên cứu làm việc để sống, ông Nguyễn vẫn ra sức làm việc cho tổ quốc mình. Ông bắt đầu tổ chức đồng bào Việt kiều ở Trung Quốc. Tổ chức này gọi là Hội Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí…. Hoạt động của Hội Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí bắt đầu lan vào trong nước. Thực dân Pháp gián tiếp giúp đỡ rất nhiều". (đoạn trích trong sách: Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài – UNESCO … Hà Nội 1999).
Như chúng ta đã biết khi dùng bút danh Trần Dân Tiên ca ngợi mình, ông Hồ đã lộ ra một câu mà chúng ta thấy bản chất của vấn đề. Tại sao lại có chuyện Thực dân Pháp gián tiếp giúp đỡ ở đây, giúp đỡ cái gì? Việc gì? Trong khi họ là kẻ thù lúc đó của dân tộc. Đó chính là việc nói tránh sự việc bán cụ Phan cho Pháp lấy tiền để củng cố tổ chức của Hồ Chí Minh.
Thứ 8, Một tác giả viết về Hồ Chí Minh quen thuộc được coi như "bạn" của đảng cộng sản là William J. Duiker dựa vào mối nghi ngờ của Phan Bội Châu để bác bỏ việc Hồ Chí Minh dính vào việc bán người. Duiker viết:
"Chính Phan Bội Châu đã cho biết kẻ chỉ điểm cho Pháp bắt mình là Nguyễn Thượng Huyền. Thực ra, qua những dòng trong Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu chỉ cho biết được nghe nói như thế và tin theo chứ không hề xác định với bằng chứng nào. Sự việc này đã được sử gia Phạm Văn Sơn đề cập và cho rằng Phan Bội Châu nghi oan cho Nguyễn Thượng Huyền. Chính Nguyễn Thượng Huyền đã lên tiếng khi biết nội vụ vào dịp về Việt Nam – “khoảng năm 1965, cụ Nguyễn Thượng Huyền có về Việt Nam và đăng một bài cải chính nói rõ vụ việc trên tờ “Bách Khoa” số 73”. (Việt Sử Tân Biên – Phạm Văn Sơn – Sàigòn 1972 – Q.7, tr. 254, 229)
Như vậy, trong ba người được nêu tên liên hệ đến vụ bán người thì hai người đã lên tiếng. Nguyễn Thượng Huyền đối diện thẳng với vấn đề để chứng minh sự vô can của mình còn Lâm Đức Thụ, theo ghi nhận của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, đã khoe đó là thành tích do chính mình đạt được. Vào năm 1925, Lâm Đức Thụ là người thân tín của Hồ Chí Minh được dành cho vai trò lãnh đạo cao nhất của tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội nên không thể không bàn bạc với Hồ Chí Minh về mọi công việc. Như thế, nếu cụ Nguyễn Thượng Huyền là kẻ bán đứng Cụ Phan cho Pháp thì ắt hẳn đã bị Hồ Chí Minh lúc đó còn sống phản bác khi cụ Huyền khẳng định mình không bán cụ Phan. Chỉ có một lý do khiến Hồ Chí Minh phải im lặng đó là việc ông ta và Lâm Đức Thụ là kẻ chủ mưu.
Thứ 9, trong cuốn sách của tác giả cộng sản Liên Xô và được phát hành bởi đảng cộng sản Việt Nam - Ép-ghê-nhi Ca-bê-lép: Đồng chí Hồ Chí Minh - Tập 2. Nxb Thanh niên - Hà Nội - 1985. có một đoạn đáng chú ý:
“Đồng chí Nguyễn (Lý Thụy) đã có những biện pháp để củng cố vị thế của mình trong tổ chức hội thanh niên yêu nước một cách khôn khéo. Người Pháp tưởng như câu được một con cá to nhưng không hẳn như vậy. Sự việc đó có lợi cho phong trào của đồng chí…”.
Tuy không dám nói thẳng ra nhưng tác giả cộng sản này đã nói đến việc ông Hồ (Lý Thụy) củng cố phong trào cộng sản bằng việc dùng lừa người Pháp. Sự việc này cho thấy với bút danh Lý Thụy (trùng với thời điểm ông Hồ ở HongKong gặp cụ Phan) và cũng trùng với việc ông ta muốn củng cố hội của mình. Sự Việc này không gì ngoài việc nói đến bán đứng cụ Phan mà tác giả Liên Xô ám chỉ là "Con cá to".
Thứ 10, ông Hà Huy Tập – một người cộng sản tiền bối và được đảng cộng sản trọng vọng trong văn bản gửi Quốc tế thứ 3 đề ngày 20-4-1935 như sau:
“Trước và sau đại hội của đảng, một số đồng chí khi nói chuyện với nhau thường bàn về đồng chí Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ). Họ cho rằng Quốc chịu trách nhiệm về việc mật thám bắt hơn 100 hội viên đoàn thanh niên, bởi vì:
a) Quốc biết rõ Lâm Đức Thụ là một tên khiêu khích nhưng vẫn làm việc với hắn.
b) Quốc đã phạm sai lầm khi yêu cầu mỗi thanh niên nộp hai bức ảnh, ghi rõ tên thật, địa chỉ, tên cha mẹ, ông bà, cụ kỵ cùng với tên của từ 2 đến 10 người bạn.
c) Ở trong nước, ở Xiêm (Thái Lan) và ở trong tù, người ta vẫn còn bàn tán đến trách nhiệm của Quốc, trách nhiệm mà anh ta không dám chối.”
Theo Hà Huy Tập, Hồ Chí Minh đã sai lầm khi đòi hỏi những người gia nhập tổ chức phải khai rõ lý lịch, nộp hình ảnh và tin cậy Lâm Đức Thụ nên những tài liệu này rơi vào tay mật thám Pháp khiến hàng trăm người đã bị bắt. Việc ông Hồ biết Lâm Đức Thụ là gián điệp nhưng vẫn dung túng để cho ông ta gửi thông tin bắt bớ các đồng chí của mình chính là hành động thể hiện sự đồng mưu bán đứng những người yêu nước trong đó có cụ Phan cho Pháp.
Kết Luận: Trong khuôn khổ bài viết này tôi đã chứng minh cụ Phan Bội Châu là người yêu nước chân chính. Bằng các tài liệu trong và ngoài nước, lề đảng, trung lập và lề dân đều đưa đến một kết luân vững chắc việc ông Hồ bán đứng cụ Phan cho Pháp lấy tiền, thanh trừ đối thủ chính trị là có thật. Đây là một tội ác với người yêu nước. Ông Hồ chính là kẻ chủ mưu trong vụ án này!
Chỉnh sửa và hoàn thiện:
29/06/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét