BẮT ÐẦU NẾM MÙI MIỀN BẮC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Trong
đợt học tập này, một số anh em tù Ðại tá chúng tôi bị gọi ra văn phòng
Khu, gặp cán bộ để “làm việc”, trong đó có Tôi. Họ hỏi về tổ chức, trách
nhiệm của các Cơ quan, Ðơn vị, mình đã phục vụ từ ngày nhập ngũ cho đến
ngày 30-4-1975.
Rồi đưa giấy bút cho mình trở vào trong trại giam, ngồi ghi chép lại để
nộp cho họ trong vòng 3 ngày sau. Có điều thú vị là, ai bị gọi “làm
việc” như vậy, đều được Cán bộ “bồi dưỡng” cho 300 gram đường cát trắng,
và 1 bao thuốc lá Sapa sản xuất từ miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa (XHCN).
Thực
ra, mục đích chính của đợt học tập này, là lập hồ sơ cá nhân Tù, trước
khi đưa đi các trại lao động cải tạo thật sự. Họ chụp ảnh từng người,
lăn dấu các ngón tay vào bià cứng, loại thường dùng để làm hồ sơ cấp thẻ
căn cước. Họ buộc mọi người khai chi tiết lý lịch cá nhân, vợ, con, anh
chị em cha mẹ ruột của mình, anh chị em cha mẹ của vợ, và ông bà họ
hàng thân thích nội ngoại từ 2 đời trước mình. Họ còn bắt ghi cả nghề
nghiệp, nơi ở và nơi hành nghề hiện tại của mọi thân quyến nêu trên.
Ít
ngày sau đợt học tập chấm dứt, vào một đêm không trăng sao, mọi người
đang an giấc, bỗng dưng đèn điện trong nhà ngoài sân bật sáng trưng.
Ðồng thời, loa phóng thanh ngoài cổng Khu oang oang ra lệnh, thu gói đồ
đạc tư trang cá nhân ra sân tập họp đợi lệnh. Bộ đội canh tù cầm súng
chạy rầng rầng chung quanh các Láng. Cán bộ Quản giáo đến đứng trước cửa
từng nhà hối thúc “khẩn trương! Khẩn trương!”.
Khoảng
30 phút sau, mọi người tay xách nách mang tư trang, tề tựu xếp hàng
theo thứ tự từng Ðội đầy nghẹt sân tập họp. Các Quản giáo chạy vào các
Láng trống, kiểm soát lần chót để chắc chắn mọi người đã ra hết. Ðồng
thời, Bộ đội cảnh vệ từ bên các dẫy hàng rào kẽm gai chung quanh Khu,
cũng rút lần lần vào xiết chặt vòng vây, lăm lăm tay súng, chia nhau
đứng vòng quanh sân canh gác.
Ban
Chỉ huy Trại bắt đầu đọc tên từng người một, buộc phải trả lời “Có!”,
rồi đứng lên mang hành trang của mình, đi ra ngoài cổng Khu giam ngồi
sát nhau, dài dài 2 bên lề đường. Ðộ chừng 150 người được gọi ra, trong
đó có Tôi, tức là khoảng phân nửa tổng số Ðại tá bị giam giữ tại đây.
Những người không có tên phải ra đi, ngồi lại tại chỗ đợi lệnh.
Người cuối cùng trong nhóm phải lên đường vừa ra khỏi cổng, thì lệnh hô : “-Mọi người ngồi xuống dọc 2 bên lề đường, bầy hết tư trang của mình ra trước mặt để Cán bộ kiểm tra”. Họ yêu cầu mỗi người phải tự “cảnh giác” vứt bớt đồ đạc của mình đi, chỉ để lại những gì thật cần thiết cho nhẹ nhàng dễ di chuyển.
Người cuối cùng trong nhóm phải lên đường vừa ra khỏi cổng, thì lệnh hô : “-Mọi người ngồi xuống dọc 2 bên lề đường, bầy hết tư trang của mình ra trước mặt để Cán bộ kiểm tra”. Họ yêu cầu mỗi người phải tự “cảnh giác” vứt bớt đồ đạc của mình đi, chỉ để lại những gì thật cần thiết cho nhẹ nhàng dễ di chuyển.
Nhiều
anh nhà khá giả được tiếp tế hậu hỹ, ngoài chiếc vali đựng quần áo còn
2, 3 bao ba lô đựng đầy lon gô, cóng ni lông đựng thực phẩm, phân vân
không biết để cái nào vứt cái nào, thật khó xử.
Phần Tôi nghèo nàn, chỉ có 2 món rất nhẹ nhàng. Chiếc túi vải đeo lưng, may lấy bằng vải kaki xanh nước biển, đựng quần áo, mùng, mền, 2 bọc ni lông đựng mỗi bọc 1 kí lô mì ăn liền vụn, keo đường thẻ, vài bọc kẹo lạc. Và một túi xách nhỏ cằm tay, loại đeo đạn phóng lựu nhặt được tại bên chân bờ rào trại Long Giao, đựng chiếc soong tôn nhỏ, do anh bạn Ðại tá Trịnh Ðình Ðăng chỉ vẽ cách gò lấy từ ngày về trại Suối máu này, với chiếc bi đông nhựa đựng nước uống, bộ gà mèn thìa nỉa đựng đồ ăn hàng ngày, và bộ cờ Mạt Chược đẽo bằng gỗ cao su. Nên chẳng phải bận tâm tính toán gì cả. Thế mà Cán bộ kiểm tra cũng nhặt chiếc soong tôn nhỏ, vứt vào đống đồ phải loại bỏ không cho mang theo. Ông ta nói : “-Tới nơi mới không cần nấu nướng riêng.”
Phần Tôi nghèo nàn, chỉ có 2 món rất nhẹ nhàng. Chiếc túi vải đeo lưng, may lấy bằng vải kaki xanh nước biển, đựng quần áo, mùng, mền, 2 bọc ni lông đựng mỗi bọc 1 kí lô mì ăn liền vụn, keo đường thẻ, vài bọc kẹo lạc. Và một túi xách nhỏ cằm tay, loại đeo đạn phóng lựu nhặt được tại bên chân bờ rào trại Long Giao, đựng chiếc soong tôn nhỏ, do anh bạn Ðại tá Trịnh Ðình Ðăng chỉ vẽ cách gò lấy từ ngày về trại Suối máu này, với chiếc bi đông nhựa đựng nước uống, bộ gà mèn thìa nỉa đựng đồ ăn hàng ngày, và bộ cờ Mạt Chược đẽo bằng gỗ cao su. Nên chẳng phải bận tâm tính toán gì cả. Thế mà Cán bộ kiểm tra cũng nhặt chiếc soong tôn nhỏ, vứt vào đống đồ phải loại bỏ không cho mang theo. Ông ta nói : “-Tới nơi mới không cần nấu nướng riêng.”
Sau
khi mọi người mò mẫm cởi gói, bầy hết tư trang của mình ra xong, các
Cán bộ nối tiếp nhau đi qua đi lại nhiều lần, rọi đèn pin coi ai còn
nhiều đồ cồng kềnh, thì họ tự động lấy những thứ nào mà họ cho là không
cần thiết, vất thành một đống bên vệ đường.
Người vứt đi kẻ nhặt lại, gạn ép mãi. Cuối cùng mọi người cũng được lệnh gói ghém đồ đạc còn lại cho gọn gàng, di chuyển ra chỗ khác theo thứ tự tên gọi, họp thành từng nhóm riêng cho mỗi xe, ngồi chờ.
Qua tin tức truyền tai nhau, theo sự bật mí của cán bộ Trưởng Khu, được biết là anh em chúng tôi sẽ “hành quân” về hướng Hóc Môn.
Người vứt đi kẻ nhặt lại, gạn ép mãi. Cuối cùng mọi người cũng được lệnh gói ghém đồ đạc còn lại cho gọn gàng, di chuyển ra chỗ khác theo thứ tự tên gọi, họp thành từng nhóm riêng cho mỗi xe, ngồi chờ.
Qua tin tức truyền tai nhau, theo sự bật mí của cán bộ Trưởng Khu, được biết là anh em chúng tôi sẽ “hành quân” về hướng Hóc Môn.
Mọi
người ngồi bệt xuống đất bên vệ đường, tựa lưng vào đống hành trang
riêng, ngủ gục phơi sương chờ. Mãi đến khoảng 4 giờ sáng xe mới tới. Còi
hiệu giục tuýt tuýt tuýt từng hồi đánh thức mọi người. Cán bộ hướng dẫn
từng Ðội, đến bên từng xe theo số quy định trước, luôn mồm hối thúc
“khẩn trương”.
Ðoàn xe di chuyển ra xa lộ Biên Hoà, rẽ về hướng Saigon, băng qua cầu Tân cảng Thị Nghè, tiến vào đường Hàng Sanh, Bà Chiểu, đi về hướng ngã tư Phú Nhuận. Tới ngã tư, đoàn xe rẽ qua hướng đi Gò Vấp. Chạy tới ngã năm Trung tâm tiếp huyết cạnh Tổng Y viện Cộng Hoà, đoàn xe rẽ vào phi trường Tân Sơn Nhất, đến đậu tại khu vực có các ụ trú ẩn dành cho các Chiến đấu cơ Hoa Kỳ trước kia.
Ðoàn xe di chuyển ra xa lộ Biên Hoà, rẽ về hướng Saigon, băng qua cầu Tân cảng Thị Nghè, tiến vào đường Hàng Sanh, Bà Chiểu, đi về hướng ngã tư Phú Nhuận. Tới ngã tư, đoàn xe rẽ qua hướng đi Gò Vấp. Chạy tới ngã năm Trung tâm tiếp huyết cạnh Tổng Y viện Cộng Hoà, đoàn xe rẽ vào phi trường Tân Sơn Nhất, đến đậu tại khu vực có các ụ trú ẩn dành cho các Chiến đấu cơ Hoa Kỳ trước kia.
Trời
vừa mờ sáng, sương đêm còn dầy đặc, không nhìn thấy gì chung quanh xa
hơn 20 mét. Mọi người được lệnh đem hành trang xuống xe ngồi chờ máy
bay. Người thì lục lọi tư trang tìm thức ăn, ngồi bệt xuống đất ẩm sương
đêm dùng bữa sáng. Người thì chạy đến bên ụ đất giải quyết việc riêng.
Vì không được bỏ chỗ tập trung đi xa quá 5 mét, nên mùi xú uế của nước
tiểu và phân nóng sốt trong cơ thể thải ra xông mùi nồng nặc. Nó làm ô
nhiễm bầu không khí trong lành, man mát ẩm hơi sương đang bao phủ mọi
người. Thật khó chịu.
Ðợi cũng chừng hơn tiếng đồng hồ, mới thấy mấy chiếc phi cơ C-130 bò tới. Cán bộ Trại Suối Máu bàn giao Tù cho nhóm Cán bộ khác, mặc quân trang mầu kaki vàng, đeo súng lục, mang giầy da cao cổ đen, y như loại của lính Việt Nam Cộng hoà (VNCH) cũ, vừa từ trên phi cơ bước xuống.
Ðợi cũng chừng hơn tiếng đồng hồ, mới thấy mấy chiếc phi cơ C-130 bò tới. Cán bộ Trại Suối Máu bàn giao Tù cho nhóm Cán bộ khác, mặc quân trang mầu kaki vàng, đeo súng lục, mang giầy da cao cổ đen, y như loại của lính Việt Nam Cộng hoà (VNCH) cũ, vừa từ trên phi cơ bước xuống.
Sau
khi đôi bên Cán bộ thảo luận với nhau xong, mọi người được nhóm Cán bộ
áp giải mới gọi tên, lần lượt vác hành trang lên phi cơ, ngồi dài dài
sát bên nhau, trên 4 dẫy ghế bằng dây vải, dọc theo thân phi cơ.
Các Cán bộ áp giải đến từng chỗ ngồi, lấy còng số 8 đeo vào tay mỗi 2 người chung một chiếc. Tôi chẳng may bị còng nhằm tay phải. Vì Tôi không thuộc dân thuận tay chiêu (tay trái), nên mỗi khi khát muốn lấy bi đông nước uống, cũng thật là khó khăn. Chỉ có một tay rảnh, phải kẹp bi đông nước giữa 2 đầu gối, dùng tay trái mở nắp bình rồi đưa lên miệng. Uống xong cũng phải kẹp bi đông giữa 2 đầu gối, dùng tay vặn đóng chặt nắp bình lại, rồi nhét trở lại túi xách đeo tòng teng trước ngực. Làm không cẩn thận, lỡ vuột tay bình rơi xuống sàn phi cơ, thì sẽ chẳng còn nước mà dùng khi cần đến.
Các Cán bộ áp giải đến từng chỗ ngồi, lấy còng số 8 đeo vào tay mỗi 2 người chung một chiếc. Tôi chẳng may bị còng nhằm tay phải. Vì Tôi không thuộc dân thuận tay chiêu (tay trái), nên mỗi khi khát muốn lấy bi đông nước uống, cũng thật là khó khăn. Chỉ có một tay rảnh, phải kẹp bi đông nước giữa 2 đầu gối, dùng tay trái mở nắp bình rồi đưa lên miệng. Uống xong cũng phải kẹp bi đông giữa 2 đầu gối, dùng tay vặn đóng chặt nắp bình lại, rồi nhét trở lại túi xách đeo tòng teng trước ngực. Làm không cẩn thận, lỡ vuột tay bình rơi xuống sàn phi cơ, thì sẽ chẳng còn nước mà dùng khi cần đến.
Khi
mọi người đã ngồi yên chỗ, không còn nhúc nhích được nữa, một cán bộ
đeo túi da bên hông hình như trưởng toán, đi một vòng kiểm tra lại, để
bảo đảm các còng số 8 đã được khoá chặt chẽ, và không còn ai chưa bị
còng. Xong xuôi, anh ta mới xuống đất dẫn độ 2 phi công lên, đi từ bửng
cửa mở nơi phía đuôi phi cơ, dọc qua các hàng ghế tới phía đầu phi cơ,
leo lên phòng lái. Có người nhận ra được là phi công Quân Lực VNCH cũ,
nhưng không nhớ ra tên.
Tôi không nhớ chắc có mấy cảnh vệ đi áp tải trên phi cơ. Chỉ nhớ rằng, có 2 người đứng chặn ngay nơi chân chiếc thang lên phòng lái. Còn những người kia đứng phía cuối phi cơ, giữa khu chất hành lý và các dẫy ghế ngồi của chúng tôi.
Tôi không nhớ chắc có mấy cảnh vệ đi áp tải trên phi cơ. Chỉ nhớ rằng, có 2 người đứng chặn ngay nơi chân chiếc thang lên phòng lái. Còn những người kia đứng phía cuối phi cơ, giữa khu chất hành lý và các dẫy ghế ngồi của chúng tôi.
Chừng
dăm phút sau khi 2 phi công lên phòng lái, thấy bửng cửa sau phi cơ từ
từ dâng lên khép kín lại. Toàn thân phi cơ bắt đầu rung động, mạnh nhẹ
tùy theo sự tăng giảm tốc độ của các động cơ gắn trên 2 cánh. Sau cùng
thấy phi cơ lăn bánh chạy từ từ, rẽ qua phải, rẽ qua trái, ngừng lại.
Giây lát sau, tiếng động cơ rú lên đinh tai nhức óc, thân phi cơ rung
động mạnh, phăng phăng chạy tới mỗi lúc một nhanh hơn lấy đà cất cánh
rời mặt đất, bốc lên cao.
Sức ép của không khí do vận tốc phi cơ gây ra, làm lùng bùng tức buốt 2 màng nhĩ, ruột gan như muốn dồn lên trồi qua cửa miệng. Có người chịu không nổi, mửa ra tất cả những gì đã ăn vào khi sáng, lúc đang ngồi chờ phi cơ tới. Mùi chua của thức ăn chứa trong bao tử chưa tiêu hoá tuôn ra, xông nồng nặc lẫn với mùi dầu gió Khuynh Diệp và mồ hôi người, tạo thành một bầu không khí ngột ngạt làm ngộp thở, lợm họng buồn nôn.
Sức ép của không khí do vận tốc phi cơ gây ra, làm lùng bùng tức buốt 2 màng nhĩ, ruột gan như muốn dồn lên trồi qua cửa miệng. Có người chịu không nổi, mửa ra tất cả những gì đã ăn vào khi sáng, lúc đang ngồi chờ phi cơ tới. Mùi chua của thức ăn chứa trong bao tử chưa tiêu hoá tuôn ra, xông nồng nặc lẫn với mùi dầu gió Khuynh Diệp và mồ hôi người, tạo thành một bầu không khí ngột ngạt làm ngộp thở, lợm họng buồn nôn.
Phi
cơ cất cánh, lượn vòng vòng, rồi mới bay thẳng theo hướng phải đi. Ánh
nắng mặt trời chiếu từ các khung kính cửa nhỏ, bên phiá sườn phải vào
trong phi cơ. Hiện tượng này cho biết, chuyến bay đi hướng Bắc, chớ
không đi hướng Tây để ra Phú Quốc, như một nguồn tin đã xì xầm hồi đang
ngồi chờ dưới đất. Bay đi đâu vậy? Phải chăng lên miền Cao nguyên miền
Trung, Nam phần Việt Nam?
Một
giờ, hai giờ, rồi ba giờ bay đã trôi qua, phi cơ vẫn giữ nguyên cao độ.
Những anh ngồi dẫy ghế sát bên thân phi cơ cho biết, cảnh phía dưới
thấy toàn là biển cả mênh mông. Vậy là đúng như Tôi đã dự đoán từ hồi
còn ở trại Long Giao, ra cải tạo tại miền đất Bắc Xã hội Chủ nghĩa. Thật
là một đại họa không hy vọng có ngày về.
Ù ù bay mãi tới xế trưa, phi cơ mới đảo cánh lượn vòng đáp xuống 1 phi trường nhỏ trên vùng cao nguyên, chung quanh toàn rừng núi, không nhà cửa làng xóm. Phi cơ run rẩy từ từ bò ra khỏi phi đạo, ngừng lại, bửng cửa hậu rè rè hạ xuống. Cán bộ đến mở còng cho mọi người. Riêng phần Tôi, không biết điềm xui xẻo nào đang chờ, còng mở không ra. Mọi người xuống hết, Tôi và anh bạn đeo chung còng, đành phải nghiêng người dắt nhau kẻ trước người sau, đi ngang ngang giữa 2 dẫy ghế vải, để ra bửng cửa hậu phi cơ nhẩy xuống đất. Hai cổ tay dính chặt bên nhau, chúng tôi kéo nhau đi tới đi lui cầu cứu các Cán bộ áp tải. Hồi lâu, mới có người đem 1 chùm chià khoá tới, thử hết cái này đến cái kia, sau cùng cũng giải thoát được cổ tay khỏi chiếc còng ác nghiệt.
Ù ù bay mãi tới xế trưa, phi cơ mới đảo cánh lượn vòng đáp xuống 1 phi trường nhỏ trên vùng cao nguyên, chung quanh toàn rừng núi, không nhà cửa làng xóm. Phi cơ run rẩy từ từ bò ra khỏi phi đạo, ngừng lại, bửng cửa hậu rè rè hạ xuống. Cán bộ đến mở còng cho mọi người. Riêng phần Tôi, không biết điềm xui xẻo nào đang chờ, còng mở không ra. Mọi người xuống hết, Tôi và anh bạn đeo chung còng, đành phải nghiêng người dắt nhau kẻ trước người sau, đi ngang ngang giữa 2 dẫy ghế vải, để ra bửng cửa hậu phi cơ nhẩy xuống đất. Hai cổ tay dính chặt bên nhau, chúng tôi kéo nhau đi tới đi lui cầu cứu các Cán bộ áp tải. Hồi lâu, mới có người đem 1 chùm chià khoá tới, thử hết cái này đến cái kia, sau cùng cũng giải thoát được cổ tay khỏi chiếc còng ác nghiệt.
Thật
hú vía, nếu chẳng may phi cơ gặp nạn phải đáp khẩn cấp, lửa bốc cháy,
một trong 2 chúng tôi bất tỉnh, người còn tỉnh không biết phải làm sao.
Chắc là đành ngồi chịu đựng lửa thiêu đốt, và đau đớn hành hạ mình lần
lần, trước khi cái chết đến giải phóng cho được thảnh thơi, hồn lìa khỏi
xác.
Sau khi chúng tôi xuống hết, các phi cơ lạnh lùng quay trở ra phi đạo, nối đuôi nhau cất cánh bay mất hút, không một lời giã biệt.
Sau khi chúng tôi xuống hết, các phi cơ lạnh lùng quay trở ra phi đạo, nối đuôi nhau cất cánh bay mất hút, không một lời giã biệt.
Cách
chỗ chúng tôi đứng chừng 100 mét, có một đoàn xe đậu chờ sẵn. Gần bên
đoàn xe, thấy dựng 2 chiếc dù to mầu đỏ, một chiếc bàn, và mấy người mặc
quân phục kaki màu vàng. Họ tiến về phiá chúng tôi. Người đi giữa coi
vẻ bệ vệ, Tướng của Sư đoàn Việt cộng “tiếp quản” giáo dục chúng tôi lao
động cải tạo. Ông ta cất giọng hỏi : “-Các anh có biết đây là đâu
không?” Mọi người ngơ ngác lắc đầu. Ông ta tiếp tục : “-Ðây là đất miền
Bắc Xã hội Chủ nghiã. Các anh được đưa ra đây có môi trường thuận lợi
hơn trong Nam Bộ, để học tập cải tạo cho mau tiến bộ. Thời gian sẽ không
lâu, khoảng từ 3 đến 5 năm thôi. Tuy nhiên, cũng còn tùy thuộc vào tinh
thần học tập và sự tiến bộ của mỗi người.” Ông ta chỉ nói bấy nhiều
lời, rồi đứng đó nhìn chúng tôi theo lệnh trưởng đoàn áp tải lên xe. Anh
em chúng tôi cũng chẳng ai có dịp hỏi xem, đây là địa phương nào của
đất miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa.
Ðoàn xe chuyển bánh, chạy vòng vèo xuống dốc, băng rừng xuyên núi, mãi mới tới 1 bến phà. Một mảnh ván nhỏ trên đầu cọc gỗ đóng bên lối dẫn xuống bờ sông, ghi 3 chữ “Phà Âu Lâu”. Bề ngang sông cũng không rộng lắm, nước chẩy cũng không xiết lắm, nên phà được mấy người lái kéo bằng tay, dựa theo sợi dây cáp căng từ bờ bên này sang bờ bên kia, chớ không dùng động cơ đẩy. Xe lần lượt qua phà từng chiếc một.
Ðoàn xe chuyển bánh, chạy vòng vèo xuống dốc, băng rừng xuyên núi, mãi mới tới 1 bến phà. Một mảnh ván nhỏ trên đầu cọc gỗ đóng bên lối dẫn xuống bờ sông, ghi 3 chữ “Phà Âu Lâu”. Bề ngang sông cũng không rộng lắm, nước chẩy cũng không xiết lắm, nên phà được mấy người lái kéo bằng tay, dựa theo sợi dây cáp căng từ bờ bên này sang bờ bên kia, chớ không dùng động cơ đẩy. Xe lần lượt qua phà từng chiếc một.
Có
vài người dân địa phương cùng xuống phà, qua sông một lượt với chúng
tôi, nhưng vì lệnh cảnh vệ áp giải cấm không được tiếp xúc với dân
chúng, nên không ai giám hỏi chuyện. Khi cả đoàn xe qua phà xong, lại
tiếp tục con đường độc đạo, leo vòng vèo theo các sườn dốc núi cao, 2
bên toàn rừng rậm, khe sâu.
Xóc lên dập xuống, lắc qua lắc lại, chạy mãi đến xẩm tối, mới tới một khu nhà trên đỉnh đồi, doanh trại của Ban chỉ huy Liên trại 1. Ðoàn xe vượt qua để rẽ xuống bên kia sườn đồi, đậu lại trước 2 dẫy nhà làm bằng “chổm” (một loại nứa nhỏ thuộc họ nhà tre). Mái nhà lợp bằng những tấm tranh “chổm” đập dẹp ra kết lại. Vách cũng bằng “chổm” đập dẹp đan thành phên. Hàng rào cao 3 mét vây quanh 2 dẫy nhà, cũng bằng “chổm” nguyên cây dài kết liền nhau, đóng sâu xuống đất. Có lẽ sản phẩm thiên nhiên chính của vùng này là “chổm”, nên cái gì cũng làm bằng “chổm” cả.
Xuống xe xong, anh em được lệnh chia thành 2 nhóm, vào ngủ trong các căn nhà “chổm” đó. Một số anh lanh lợi tinh khôn, chạy ùa vào trước dành chỗ nằm tốt. Nhưng buồn một nỗi, sàn nằm cũng bằng phên “chổm”, nên chỗ nào cũng cồm cộm đau lưng như nhau.
Xóc lên dập xuống, lắc qua lắc lại, chạy mãi đến xẩm tối, mới tới một khu nhà trên đỉnh đồi, doanh trại của Ban chỉ huy Liên trại 1. Ðoàn xe vượt qua để rẽ xuống bên kia sườn đồi, đậu lại trước 2 dẫy nhà làm bằng “chổm” (một loại nứa nhỏ thuộc họ nhà tre). Mái nhà lợp bằng những tấm tranh “chổm” đập dẹp ra kết lại. Vách cũng bằng “chổm” đập dẹp đan thành phên. Hàng rào cao 3 mét vây quanh 2 dẫy nhà, cũng bằng “chổm” nguyên cây dài kết liền nhau, đóng sâu xuống đất. Có lẽ sản phẩm thiên nhiên chính của vùng này là “chổm”, nên cái gì cũng làm bằng “chổm” cả.
Xuống xe xong, anh em được lệnh chia thành 2 nhóm, vào ngủ trong các căn nhà “chổm” đó. Một số anh lanh lợi tinh khôn, chạy ùa vào trước dành chỗ nằm tốt. Nhưng buồn một nỗi, sàn nằm cũng bằng phên “chổm”, nên chỗ nào cũng cồm cộm đau lưng như nhau.
Không
ai nói cho biết đây là đâu, nhưng anh em cũng đoán ra là khu trại đặc
trách sản xuất gạch. Vì sát ngay bên ngoài hàng rào khu nhà, thấy lù lù
cao ngất một lò nung gạch. Anh em xì xầm đoán là được đưa đến đây học
làm nghề sản xuất gạch. Chẳng ai nói ra, nhưng chắc chắn trong thâm tâm
mọi người đều ngài ngại lo lắng. Hẳn là ai cũng đang mường tượng ra cảnh
mùa đông giá lạnh, quần vắn lên tận bẹn, áo cuộn tay tới nách, quần
quật lăn lộn với những hầm đất sét, nhào nặn đóng gạch, đi lấy gỗ rừng
về nung đốt lò ngày đêm, sẽ vất vả lắm. Nhưng biết làm sao, đến lúc
đường cùng rồi phải kiên nhẫn chịu đựng, lâu dần rồi cũng phải quen.
Ði
học lao động cải tạo tư tưởng, để mong tiến bộ trở thành người Công dân
Xã hội Chủ nghĩa, thì tránh sao khỏi khổ nhục nặng nề vất vả. Ðiều căn
bản là làm sao giữ được sức khoẻ, sống được đến ngày về với vợ con, xây
dựng lại cuộc đời dưới cái chế độ độc tài, mà mình đã bao năm cằm súng
chiến đấu chống nó.
Sau khi ai nấy thu xếp xong tư trang tại chỗ nằm tạm của mình, quay ra sân quan sát cảnh vật thì trời đã tối mù. Thời gian giao điểm giữa ngày và đêm, trên cái vùng rừng núi cao nguyên Bắc Việt này sao mà nhanh đến thế.
Sau khi ai nấy thu xếp xong tư trang tại chỗ nằm tạm của mình, quay ra sân quan sát cảnh vật thì trời đã tối mù. Thời gian giao điểm giữa ngày và đêm, trên cái vùng rừng núi cao nguyên Bắc Việt này sao mà nhanh đến thế.
Cùng
lúc đó, Cán bộ cũng chở thức ăn tối đến phát cho mọi người, theo biên
chế lúc lên máy bay tại Sàigòn hồi sáng tại phi trường Tân Sơn Nhứt.
Dưới ánh đuốc chập chờn, thấy những thúng đựng thứ gì mầu lẫn trắng và
vàng, có người cười reo cho là xôi đậu xanh. Còn những thau nhôm khác
đựng thứ có mầu nâu xậm, có người lại đoán là thịt bò kho. Xôi đậu mà ăn
với bò kho, sau một ngày di chuyển vất vả thì thật là tuyệt vời. Nhưng
khi lãnh rồi đem vào buồng giam chia nhau ăn, mới chưng hửng tan mộng.
Bắp khô xay nhỏ nấu chín, và khoai lang luộc. Bữa ăn tối đó, ngô độn
khoai, với chút muối vừng (mè).
Có
lệnh cho mọi người xuống suối tắm rửa “khẩn trương”, trước khi điểm
danh vào nhà giam đi ngủ. Trời tối hu, không đèn đóm. Con đường mòn dẫn
xuống suối hẹp, dốc thẳng đứng, đất đá lổn nhổn trơn trợt, phải luồn
lách cây rừng và cỏ lau 2 bên thò ra quẹt cứa xây sát cả mặt mày, mới
tới được bờ suối. Dòng nước cạn chỉ cao tới lưng bắp chân nhưng chẩy
xiết, lạnh cóng. Lòng suối đầy sỏi đá lớn nhỏ bám đầy rêu, đạp lên trượt
đứt xước bàn chân, cổ chân, máu chẩy buốt sót đau nhói.
Nhà
vệ sinh công cộng lộ thiên, ở sát bờ rào. Ban đêm ai cần đi tiểu hoặc
đại tiện thì phải ra ngoài nhà giam. Dẫy nhà chỉ có một lối ra vào duy
nhất, ở phiá đầu nhà, không cánh cửa. Mỗi lần đi ra hay trở vào, đều
phải cao giọng hô lớn : “ -báo cáo anh bộ đội tôi đi tiểu, -báo cáo anh
bộ đội tôi đi cầu, -báo cáo anh bộ đội tôi đi tiểu vào, v.v…”
Tối hù chẳng thấy bóng anh bộ đội ở đâu, nhưng vẫn phải hô lớn báo cáo, nếu không, tự dưng ở đâu anh ta quát : “-anh kia đi đâu?”, là sẽ mắc hoạ lớn, bị đem nhốt ngay vì tội “có mưu đồ” trốn trại ban đêm.
Tối hù chẳng thấy bóng anh bộ đội ở đâu, nhưng vẫn phải hô lớn báo cáo, nếu không, tự dưng ở đâu anh ta quát : “-anh kia đi đâu?”, là sẽ mắc hoạ lớn, bị đem nhốt ngay vì tội “có mưu đồ” trốn trại ban đêm.
Cả
hơn trăm con người tuổi đã cao, thay nhau đi ra đi vào hô hoán suốt đêm
như vậy, những người khó ngủ như Tôi đành chịu cảnh thức trắng thôi. Ðã
thức không ngủ được, thì óc nghĩ ngợi lang bang nhiều chuyện thật khổ
tâm.
TRẮNG ÐÊM TRÊN ÐẤT BẮC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.Sàn tre vật vã ẩm ê,
Lắng nghe giun dế tỉ tê nỗi niềm.
Lao xao chuột rúc bên thềm,
Rì rầm suối đổ, cú chêm nhịp buồn.
Trăng rừng lạnh lẽo cô đơn,
Sương khuya mờ ảo, gió luồn khe song.
Nhớ con thương vợ não lòng,
Chợ đời bạc bẽo long đong một mình.
Thời gian hờ hững vô tình,
Không gian khỏa lấp bao hình thân thương.
Bắc, Nam, chung cảnh đoạn trường,
Lương dân cùng khốn, Quê hương tan tành.
Tung hoành Cộng đảng gian manh,
Bầy trò giai cấp đấu tranh hại đời.
Oán than dâng thấu tận Trời,
Ông Cao Xanh hỡi ! nỡ ngồi làm ngơ ?
Họa Hồng Thủy đến bao giờ?
Mới cho dân Việt thấy bờ Tự do?
NGUYỄN-HUY HÙNG
Cựu
Đại Tá Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, Phụ tá Tổng cục trường Chiến tranh
Chính trị kiêm Chủ nhiệm Nhật báo Tiền Tuyến trước 30-4-1975,
Cựu
Tù nhân chính trị 13 năm lao động khổ sai trong các trại tập trung cải
tạo của Đảng Việt Cộng và bạo quyền Cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam
trên cả 3 miền đất nước sau 30-4-1975.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét